Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy: Cần có luật bảo vệ thông tin đời tư, bí mật cá nhân
Cha mẹ bắt con làm việc nhà quá sức có thể bị phạt tới 5 triệu đồng | |
Tiết lộ bí mật cá nhân của trẻ em: Sẽ bị xử lý nặng | |
Tiết lộ thông tin bí mật cá nhân của trẻ em bị phạt tới 50 triệu đồng |
Là tư lệnh ngành cuối cùng trong nhóm 4 tư lệnh ngành “ngồi vào ghế nóng” trả lời chất vấn, sáng ngày 8/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đăng đàn trả lời chất vấn đề các nhóm vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử; công tác quản lý báo chí, quản lý giấy phép trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình; cấp, thu hồi thẻ nhà báo. Công tác quản lý thông tin điện tử, nhất là các trang thông tin điện tử, mạng xã hội; quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng. Về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử.
Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) đề xuất cần có luật bảo vệ thông tin, bí mật cá nhân |
Liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân trên báo chí, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình) cho biết, khoản 1 Điều 21 Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.
Theo đại biểu Hương Thủy, nhiều trang báo, thông tin mạng khai thác quá mức thông tin đời tư, gây bất lợi thiệt hại về kinh tế, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng cá nhân. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ thực trạng pháp luật quản lý thông tin, báo chí trong vấn đề này? Đại biểu cũng đặt vấn đề liệu có cần Luật quản lý thông tin đời tư bí mật cá nhân hay không?
Trả lời đại biểu Thủy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, nguyên nhân rất đơn giản là vì “chúng ta quá dễ trong việc cung cấp thông tin cá nhân”. Bộ trưởng đưa ra ví dụ, vài ngày trước Bộ trưởng đi làm kính thì được cửa hàng đề nghị cung cấp một loạt thông tin cá nhân như: Tên, địa chỉ, số điện thoại, nghề nghiệp; đi mua sắm ở siêu thị, cũng được yêu cầu điền tất cả thông tin cá nhân vào đơn để làm thẻ giảm giá...
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, hiện chúng ta mới chỉ có một quy định pháp luật về những doanh nghiệp sở hữu thông tin cá nhân của người sử dụng như thế nào, được phép sử dụng vào việc gì, cái gì cần phải xin phép khách hàng, người sử dụng mới được công bố. Do đó, Bộ trưởng cho rằng, cần phải có một Nghị định về bảo vệ thông tin cá nhân. Hiện nay, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ xây dựng dự thảo Nghị định này.
Chưa hài lòng với phần trả lời trên, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy nhắc lại mong muốn Bộ trưởng cho ý kiến về vấn đề hành lang pháp lý trong việc quản lý thông tin khi đưa thông tin cá nhân, bí mật đời tư lên báo chí: Theo Bộ trưởng thì quy định pháp luật nào để bảo vệ các thông tin bí mật cá nhân về đời tư? Đề nghị Bộ trưởng cho biết, tình trạng báo chí hiện nay đưa thông tin về các vụ việc của một nhân vật nào đó thì thường là khai thác quá sâu về hoàn cảnh gia đình, lịch sử cũng như thân thế của họ và như vậy thì có phải là đã xâm phạm đến đời tư của cá nhân hay không và pháp luật để xử lý trong những trường hợp này như thế nào?.
Đại biểu Hương Thủy đoàn Hòa Bình cũng đề nghị, Bộ trưởng cần làm rõ việc, chúng ta có cần có Luật bảo vệ về thông tin đời tư bí mật cá nhân ở thời điểm bùng nổ thông tin trên các trang mạng xã hội hay không?.
Trả lời lại đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay Luật Báo chí có quy định các hành vi vi phạm, điều cấm, có nghĩa là chúng ta xử phạt được. Trong năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý 3 vụ liên quan đến báo chí khai thác quá sâu thông tin đời tư, cá nhân.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng, giải pháp cho vấn đề này vừa là vấn đề luật pháp, vừa là vấn đề tuyên truyền giáo dục. Trước câu hỏi chúng ta có cần một bộ luật không, Bộ trưởng cho rằng, chúng ta cần một bộ luật về vấn đề này. Các quốc gia trên thế giới đều có bộ luật về bảo vệ thông tin cá nhân. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49