Cứu chợ hiện đại: Vì lợi ích của dân?
100% tiểu thương bỏ chợ
Hà Nội có 4 dự án chợ - trung tâm thương mại đã hoàn thành đưa vào hoạt động bao gồm: chợ - trung tâm thương mại Cửa Nam, Hàng Da, Ô Chợ Dừa và chợ Thanh Trì, thị trấn Văn Điển. 2 chợ - trung tâm thương mại sắp đi vào hoạt động là chợ - trung tâm thương mại 19/12 và chợ Mơ.
Chợ - trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa
Thực tế cả 4 chợ - trung tâm thương mại này đều đang trong tình trạng "dở sống, sở chết", vắng bóng người dân vào mua sắm, nhiều tiểu thương tự bỏ hoặc không mặn mà. Một số chợ sau khi đưa vào hoạt động chỉ thu hút được dưới 50% diện tích ngành hàng bố trí khác, ví dụ như chợ - trung tâm thương mại Thanh Trì trong tổng số 268 hợp đồng mua ki ốt chỉ có khoảng một nửa hộ kinh doanh, mà số đó cũng không đến mở cửa thường xuyên, buổi có buổi không. Cả một dãy ki ốt dài tầng 1 kín mít những biển cho thuê, sang nhượng. Chợ rau xanh và thực phẩm tươi sống ở tầng hầm tối om, ẩm mốc và vắng vẻ. Thậm chí, tại chợ - trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa toàn bộ diện tích bố trí chợ dân sinh đã được sang nhượng để kinh doanh siêu thị và các loại hình dịch vụ khác.
Trong khi đó, quanh khu vực chợ dân sinh bị phá để xây trung tâm thương mại, chợ tạm, chợ cóc mọc lên như nấm. Tình trạng buôn bán vỉa hè, lòng đường diễn ra rất lộn xộn.
Trước thực tế trên, Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận nơi có dự án chợ - trung tâm thương mại tiến hành kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện dự án, đối chiếu với quyết định trúng thầu, giấy chứng nhận đầu tư, xem xét lại năng lực tài chính của chủ đầu tư, đề nghị chủ đầu tư cân nhắc lại quy mô thiết kế thích hợp căn cứ tiêu chuẩn thiết kế chợ để đề xuất UBND Thành phố xem xét, quyết định.
Trường hợp cần thiết sẽ thực hiện thủ tục thu hồi dự án theo quy định của pháp luật đối với các dự án không đảm bảo tiến độ, hiệu quả và tính khả thi của dự án trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, giao cho chính quyền địa phương tiếp tục quản lý, sử dụng làm chợ dân sinh.
Thành phố hiện có 2 công trình đã bị thu hồi giấy phép đầu tư, 1 công trình đang làm thủ tục thu hồi, 2 công trình chợ - trung tâm thương mại đã hoàn thành nhưng chưa đưa vào hoạt động, 3 công trình đang tiếp tục triển khai và 6 công trình khác đã được cấp phép nhưng “án binh bất động”.
Cứu chợ hay cứu lợi ích nhóm?
Trước đó, UBND Thành phố đã nhiều lần tìm cách cứu chợ - trung tâm thương mại bằng cách dẹp chợ cóc chợ tạm, nhưng tình hình không cải thiện. Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội phân tích: Nếu theo mô hình đang làm, các nhóm lợi ích sẽ thâu tóm hết. Các chủ đầu tư khi vào cải tạo chợ, mục đích chính xây cho thuê văn phòng, bán hàng cao cấp; còn chợ truyền thống chỉ là yếu tố phụ nhằm thỏa hiệp với các tiểu thương khi chuyển đổi.
Nhiều ý kiến cho rằng Thành phố không thể đổ lỗi cho thói quen mua sắm tùy tiện của người dân để thanh minh cho việc thất bại của mô hình chợ - trung tâm thương mại, bởi ở những nơi mà chợ vẫn đúng nghĩa là chợ, tình trạng mua bán tại các ngõ ngách, vỉa hè ít hơn hẳn khu vực người dân mất chợ và ngược lại, chợ cóc chợ tạm lại ồ ạt phát sinh khi người dân không phải ai cũng có thể vào trung tâm thương mại để mua rau.
Chợ - Trung tâm thương mại Hàng Da
Hiện các công trình chợ - trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng theo hướng bố trí chợ tại tầng hầm, tầng bán hầm của tòa nhà. Trong khi đó, người dân có thói quen mua sắm tại ngay trên xe, “tiện đâu mua đấy”, ngại gửi xe để đi vào chợ. Việc thuê ki ốt với giá cao khiến hàng hóa bị đẩy giá cao hơn chợ dân sinh cũng là nguyên nhân người dân ngó lơ.
Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để khắc phục những nhược điểm của trung tâm thương mại, làm cho người dân mất chợ lại có thể được mua sắm với giá cả hợp lý, phù hợp với văn hóa của người Việt mà lại văn minh, hợp vệ sinh chứ không phải bằng giải pháp dẹp chợ cóc, chợ tạm để “ép” người dân vào trung tâm thương mại mua hàng với giá cao và những hình thức bất tiện. Dù lấy lý do cải tạo chợ cũ, tạo bộ mặt hiện đại cho Thủ đô thì cũng không thể bỏ hết các chợ dân sinh vì đó là nhu cầu thiết yếu của người dân
Theo Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn TP có 411 chợ. Bình quân mỗi quận, huyện, thị xã có 14 chợ; mỗi chợ phục vụ khoảng gần 15.200 người. Ước tính, các mặt hàng rau quả, các sản phẩm phân phối trong trung tâm thương mại và siêu thị chỉ chiếm dưới 5% tổng số nhu cầu của người dân. Trong khi các chợ truyền thống chiếm từ 45-50% và 40-45% thuộc về chợ “cóc”, chợ tạm, những người bán rong. |
Mai Hương – Huyền Linh
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48