Cuộc rượt đuổi giữa lương tối thiểu và mức sống tối thiểu: Chưa có hồi kết
Vẫn chưa có hồi kết | |
Lương tối thiểu chênh lệch dễ dẫn tới thất nghiệp trá hình |
Đó là ý kiến của phần lớn người lao động khi tham gia điều tra về thu nhập, đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2017 do Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) vừa tiến hành điều tra.
Gần 84% CNLĐ sống trong điều kiện khó khăn
Chị Nguyễn Thị Hà (28 tuổi) hiện là công nhân 1 doanh nghiệp may ở Khu công nghiệp Sài Đồng. Trước khi lấy chồng, đồng lương công nhân hơn 4 triệu đồng/tháng của chị cũng tạm đủ chi tiêu cá nhân. Nhưng từ khi lập gia đình và đặc biệt từ khi có con nhỏ, kinh tế gia đình chị phải tằn tiện lắm mới đủ chi dùng ở mức tối thiểu.
Tiền lương, thu nhập là mối quan tâm lớn nhất của CNLĐ khi đi làm, mong đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Ảnh minh họa: Dantri |
Chị Hà nhẩm tính: Lương của mình được 4,5 triệu đồng/tháng; chồng được gần 5 triệu đồng/tháng. Trong đó, tiền thuê nhà và điện, nước mất 2,5 triệu đồng/tháng; tiền sữa, bỉm cho con và sinh hoạt phí của mẹ chồng cùng hai vợ chồng hàng tháng đều đặn khoảng 5 triệu đồng. Còn được khoảng 2 triệu đồng dành cho xăng xe, điện thoại, quan hệ đối nội, đối ngoại của hai vợ chồng...
Tháng nào khéo chi cũng tạm đủ, nhưng chẳng may tháng nào con ốm đau là mất thêm tiền triệu, kiểu gì cũng phải vay tạm bạn bè. “Nói chung, được đồng nào hết đồng đó, hết tháng là cũng hết tiền, ngóng đến kỳ nhận lương. Chưa bao giờ vợ chồng tôi có tiền triệu tích lũy trong nhà”, chị Hà cho biết.
Theo PGS.TS Vũ Quang Thọ, nếu chúng ta không đạt được mức tăng Tổng LĐLĐVN đề ra có nghĩa là chúng ta sẽ kéo dài thời gian để đảm bảo mức lương tối thiểu ngang bằng với mức sống tối thiểu của NLĐ. Càng kéo dài bao lâu, thì đời sống CNLĐ sẽ càng khó khăn hơn. “Nếu đạt được mức tăng lương 13,3% thì đồng nghĩa lương tối thiểu đã ngang bằng mức sống tối thiểu. Chúng tôi đề xuất với Hội đồng tiền lương Quốc gia cố gắng trong năm 2018 phải đạt được mức lương tối thiểu ngang bằng với mức sống tối thiểu. Nếu giải quyết được điều này trong năm 2018 thì sẽ không còn đặt ra trong năm 2019 nữa. Nếu không, chúng tôi sẽ còn tiếp tục theo đuổi Hội đồng tiền lương Quốc gia đến khi nào chúng ta tăng lương đảm bảo được đời sống tối thiểu của CNLĐ”, PGS.TS Vũ Quang Thọ khẳng định. |
Câu chuyện của gia đình chị Hà cũng là thực tế của nhiều gia đình CNLĐ hiện nay. Theo kết quả điều tra mới nhất của Viện Công nhân và Công đoàn vừa thực hiện tại 14 tỉnh, thành phố và các cơ sở thuộc 3 Công đoàn ngành (Công thương, Khoáng sản và Nông nghiệp), với 4 vùng lương và 6 vùng địa lý và với 8 nhóm ngành sản xuất, dịch vụ thì có 32% hộ gia đình CNLĐ với quy mô 2 vợ chồng và 2 người con ăn theo, trung bình 1 tháng họ chi tiêu hết 9,04 triệu đồng. Điều này có nghĩa là, mỗi CNLĐ nuôi 1 con thì mức chi tiêu hết 4,52 triệu đồng/tháng; trong khi đó, thu nhập bình quân của CNLĐ chỉ là 4,72 triệu đồng/tháng.
PGS.TS Vũ Quang Thọ- Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết: Qua điều tra, chỉ có 16,1% CNLĐ cho biết họ có dư dật và tích lũy; 51,3% cho biết vừa đủ trang trải cuộc sống và 20,6% cho biết phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ và 12% cho biết thu nhập không đủ sống. Như vậy, có gần 84% CNLĐ vẫn phải sống trong điều kiện còn rất khó khăn, thiếu thốn.
Thực tế này cũng lý giải tại sao phần lớn CNLĐ đều muốn tăng ca để tăng thêm thu nhập. Điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, tỷ lệ CNLĐ muốn làm thêm giờ hơn nữa so với mức hiện đang làm ở doanh nghiệp là khá cao. Cụ thể, ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 46,9%; ngành dệt may-da giầy là 40,5%; ngành điện- điện tử là 48,5% và chế biến-chế tạo là 47%.
Nguyên nhân chính theo PGS.TS Vũ Quang Thọ là CNLĐ cần và buộc phải làm thêm giờ để đủ chi tiêu tằn tiện, thêm thu nhập để trả tiền nhà, điện, nước, lo cho con học tập chữa bệnh... Đặc biệt, đối với những gia đình CNLĐ đang phải nuôi con nhỏ hoặc phải cấp dưỡng cho cha mẹ... thì cuộc sống khá kham khổ, phải sử dụng các sản phẩm-dịch vụ rẻ tiền, kém an toàn... nhằm tiết kiệm tối đa thì mới tạm đủ sống.
“CNLĐ cũng khó có thể nghĩ tới việc hưởng thụ văn hóa, giải trí tinh thần - nếu phải trả tiền. Có thể khẳng định, đây là những giới hạn cuối cùng của thu nhập và chi tiêu của một con người”, PGS.TS Vũ Quang Thọ nhấn mạnh.
Lương cần tăng bao nhiêu để đảm bảo mức sống tối thiểu
Ngày 27/6 vừa qua, Hội đồng tiền lương Quốc gia họp phiên đầu tiên bàn mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018. Dựa trên những căn cứ và kết quả khảo sát, Tổng LĐLĐVN – tổ chức đại diện cho người lao động đề xuất mức tăng 13,3% (tăng từ 370.000 đồng -450.000 đồng). Trong khi đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho giới chủ cho rằng doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt, sản xuất thu hẹp nên đề xuất mức tăng dưới 5%.
Tại cuộc họp, Bộ phận kỹ thuật Hội đồng tiền lương Quốc gia đưa ra 3 phương án: Phương án 1: Điều chỉnh bù mức tăng CPI (4%) và tăng thêm 1% theo mức tăng năng suất lao động. Theo đó, lương tối thiểu 2018 tăng trung bình 5% (từ 130.000-180.000 đồng); phương án 2: Điều chỉnh bù mức tăng CPI (4%) và tăng thêm 2% theo mức tăng năng suất lao động.
Theo đó, lương tối thiểu 2018 tăng trung bình 6% (từ 160.000- 220.000 đồng); phương án 3: Điều chỉnh bù mức tăng CPI (4%) và tăng thêm 2,8% theo mức tăng năng suất lao động. Theo đó, lương tối thiểu 2018 tăng trung bình là 6,8% (từ 180.000 - 250.000 đồng).
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐVN) cho rằng: Chúng tôi đề xuất mức tăng 13,3% dựa vào 3 căn cứ: Thứ nhất, theo quy định của pháp luật (Điều 90, 91 của Bộ Luật Lao động có hiệu lực từ năm 2013) nhưng đến nay do điều kiện kinh tế xã hội và khả năng của doanh nghiệp chúng ta đã chưa thực hiện đúng lộ trình theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, chúng tôi muốn kết thúc lộ trình, đến năm 2018, mức lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Thứ hai, căn cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội, năm 2017 nền kinh tế của Việt Nam có nhiều khởi sắc, GDP dự kiến năm 2017 tăng khoảng 6,7%; năng suất của NLĐ thời gian gần đây tăng đáng kể (bình quân hàng năm tăng hơn 5%); chỉ số CPI dự kiến năm 2017 cũng trên 5%.
Đáng lưu ý là số doanh nghiệp thành lập mới là trên 50.000 doanh nghiệp, gần 20.000 doanh nghiệp đã quay lại hoạt động, tạo ra hơn 500.000 việc làm mới... Điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước có bước phát triển thì CNLĐ- những người trực tiếp làm ra sản phẩm cũng cần được hưởng thành quả do điều kiện kinh tế- xã hội mang lại. Thứ ba, là đời sống của CNLĐ còn gặp khó khăn (kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn đã chỉ rõ).
Cũng theo ông Lê Đình Quảng, lương tối thiểu của Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất trong khu vực, chỉ cao hơn Mianma, Inđônêxia. Bên cạnh đó, tiền lương tối thiểu của Việt Nam nằm ở mức khoảng 50% tiền lương trung bình, trong đó khuyến nghị của quốc tế, tiền lương tối thiểu tốt nhất nằm ở mức 40-60% tiền lương trung bình. “Đây là đề xuất ban đầu của Tổng LĐLĐVN để Hội đồng tiền lương Quốc gia bàn bạc.
Chúng tôi rất chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, nhưng chúng tôi cũng muốn kết thúc sớm cuộc rượt đuổi giữa lương tối thiểu và cuộc sống tối thiểu. Nếu làm được như vậy, cũng là tạo động lực cho CNLĐ gắn bó với doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, cùng doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, ông Quảng nhấn mạnh.
Bảo vệ quan điểm cần phải tăng lương tối thiểu ở mức 13,3%, PGS.TS Vũ Quang Thọ cho biết: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thấy đời sống của NLĐ còn khá khó khăn. So với nhu cầu sống tối thiểu của CNLĐ, chúng tôi tính cần bù đắp mức lương tối thiểu tăng khoảng 21%. Năm 2017, chúng ta đã tăng 7,3%, như vậy vẫn còn thiếu hụt khoảng 14% nữa so với đời sống tối thiểu của CNLĐ.
Lan Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40