Cử nhân thất nghiệp tăng mạnh: Hệ quả “chọn trường trước, chọn nghề sau”
Nhóm nghề kế toán-kiểm toán có số người tìm việc nhiều nhất | |
Tổ chức phiên giao dịch việc làm cho lao động thất nghiệp |
Nguyên nhân được chỉ ra không chỉ là hệ quả của chất lượng đào tạo, mà cốt lõi vấn đề đến từ nhiều phía, trong đó có nhà trường, phụ huynh và học sinh chưa tập trung trang bị kỹ năng định hướng nghề nghiệp.
Làm trái ngành, trái nghề
Sau hơn 2 tháng tốt nghiệp cử nhân Khoa Văn (Đại học Sư phạm Hà Nội), Nguyễn Ánh Linh (quê Thanh Hóa) lựa chọn công việc làm truyền thông cho một trường mầm non, với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng. Trước đó, khi chưa tìm được việc, Linh đã phải chấp nhận về quê nghỉ một thời gian, đây cũng là giai đoạn khó khăn của Linh do “sốc” vì thất nghiệp.
Định hướng nghề nghiệp tốt sẽ tìm được nhiều cơ hội việc làm tốt. Ảnh Mai Phương |
“Lúc đi học, em làm thêm công việc gia sư, ra trường em muốn tìm công việc ổn định hơn nên “sang” lớp cho một người bạn. Không ngờ mọi thứ quá khó khăn, đã có thời điểm em chán nản tới mức không muốn gặp gỡ ai, chỉ đóng cửa ngồi trong nhà”- Linh buồn bã nói.
Sự dư thừa về lao động có trình độ không chỉ xảy ra ở sinh viên vừa tốt nghiệp mà ngay cả sinh viên tốt nghiệp lâu năm, thậm chí thạc sĩ cũng lâm vào tình trạng làm trái ngành đào tạo, hoặc làm lao động giản đơn, không yêu cầu bằng cấp.
Chị Đinh Thị Lan (24 tuổi) đang theo học thạc sĩ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền tâm sự: “Sau khi ra trường tôi về quê với hy vọng xin được vào biên chế huyện nhà. Tuy nhiên, bộ máy nhân sự của địa phương đã đủ người và không có nhu cầu tuyển dụng thêm. Tôi quyết định đi học thêm lên thạc sĩ với hy vọng học xong sẽ có lợi thế hơn trong khi đi xin việc”.
Trái với mong đợi của chị Lan, sau hai năm hiện địa phương nơi chị sinh sống vẫn chưa có thông tin thi tuyển công chức. Trong khi đó, để có tiền trang trải cho học tập, vị thạc sĩ tương lai đã phải đi làm thêm công việc PG (tiếp thị) các loại sản phẩm dân dụng gia đình, mỹ phẩm… “Hy vọng sắp tới tôi có thể kiếm được công việc văn phòng tại Hà Nội hoặc viết bài cho các Fanpage nhờ vào vốn tiếng Anh sẵn có”- chị Lan lo lắng nói.
Tốt nghiệp Sư phạm giáo dục thể chất (Đại học Hải Phòng) đã 10 năm nhưng anh Nguyễn Viết Hậu (quê Thái Nguyên) vẫn chưa thể ổn định công việc. Theo lời kể của anh Hậu, sau khi tốt nghiệp đại học anh về quê dạy học từ năm 2007-2016 với mức lương hợp đồng từ 500.000 đồng/tháng, sau đó lên 1.050.000 đồng/tháng.
Hàng ngày, trước khi lên lớp dạy học, anh phải dậy từ lúc 4 giờ sáng đi phụ đun nước, cạo lông, làm lòng… cho 1 cơ sở bán thịt lợn. Cuối cùng không thể kiên nhẫn được với nghề vì không có tiền mua sữa cho con trai 3 tuổi, anh Hậu sốt ruột nên nghỉ việc. Xuống Hà Nội, anh Hậu mưu sinh bằng nhiều công việc không liên quan tới nghề sư phạm.
“Đầu tiên tôi xin làm phục vụ ở tiệm bánh mì, sau đó nhận chở gas, dù lương cao nhưng việc rất vất vả, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe khi về già. Sau 1 lần bị va chạm giao thông tôi chuyển sang chạy grap cho chủ động thời gian”- anh Hậu trải lòng.
Mơ hồ về định hướng nghề nghiệp
Nhớ lại lý do chọn ngành sư phạm, Nguyễn Ánh Linh kể lại mình đăng ký học vì thích các cô giáo dạy Văn, thích học Văn nhưng không nghĩ sau này sẽ có cơ hội làm giáo viên vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do tài chính kinh tế.
Theo các chuyên gia về hướng nghiệp, bên cạnh việc thị trường lao động cùng lúc phải tiếp nhận 1 lượng lớn sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, thì nguyên nhân khác khiến tỉ lệ cử nhân ra trường dễ bị thất nghiệp là do thiếu định hướng nghề nghiệp.
Tại buổi Hội thảo “Định hướng nghề nghiệp sớm: Tư duy nào để con đột phá?” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Benjamin Aw- chuyên gia huấn luyện cao cấp về Định hướng phát triển nghề nghiệp từ Singapore cho biết: “Định hướng nghề nghiệp là một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi cá nhân, quyết định tới khả năng thành công hay thất bại của sự nghiệp trong tương lai.Tuy nhiên, điều đáng tiếc là đa số các bạn trẻ hiện nay không thực sự ý thức được tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là hướng nghiệp sớm. Điều này khiến các bạn thường không có hoặc có rất ít nhận thức, kỹ năng và thời gian chuẩn bị để định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn”.
Trong khi đó, ông Dominic Franiel- Giám đốc tuyển dụng của Ernst & Young cũng cho rằng, khả năng thành công của một ứng viên đến từ sự kết hợp giữa hành vi và kinh nghiệm, thay vì từ các bằng cấp đã đạt được trước đó. Báo cáo tuyển dụng từ Google cũng cho thấy quan điểm tương tự: Điểm số trung bình của các ứng viên không đóng vai trò quá lớn để quyết định thành công trong tương lai.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đã chỉ ra số liệu hơn 183.000 cử nhân thất nghiệp không chỉ là hệ quả của chất lượng đào tạo, mà cốt lõi vấn đề đến từ nhiều phía, trong đó có nhà trường, phụ huynh và học sinh chưa thực sự tập trung trang bị kỹ năng lựa chọn ngành nghề cho học sinh sinh viên.
Với phương thức chọn nghề nghiệp theo cách truyền thống “chọn trường trước, chọn nghề sau” đã dẫn đến tình trạng nhiều thế hệ sinh viên theo học những ngành bản thân không yêu thích. Hội thảo đưa ra số liệu, tại Việt Nam có đến 50% sinh viên sau khi ra trường phải lựa chọn công việc không liên quan đến ngành học trước đó.
Ông Benjamin Aw cho biết thêm, hiện nay việc cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng gay gắt, thực tế có rất nhiều bạn trẻ khao khát và yêu thích cùng một công việc. Nhưng không phải ai cũng đủ tự tin, năng lực và sự chuẩn bị để có thể tham gia cuộc đua có quá nhiều đối thủ. Do đó, những lao động trẻ cần phải hiểu được nội dung và môi trường làm việc mà bản thân lựa chọn như yêu cầu từ nhà tuyển dụng, môi trường làm việc thực sự khác biệt so với tưởng tượng ban đầu.
Ngoài ra, lao động trẻ cần chuẩn bị thêm kiến thức, kỹ năng và thậm chí mối quan hệ xã hội rộng rãi khác thông qua một phần của định hướng nghề nghiệp sớm.
Mai Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực
Việc làm 10/12/2024 16:25
11 tháng năm 2024, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 213.000 lao động
Infographic 08/12/2024 11:25