Cú hích hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
Thực tế từ năm 2003, những chương trình khởi nghiệp đầu tiên đã được đề cập tại các trường đại học. Nhiều sinh viên đã trưởng thành từ các cuộc thi khởi nghiệp, trở thành các nhà quản trị, điều hành thành công doanh nghiệp của mình sau khi ra trường. Song theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, dù đã được duy trì hơn 10 năm nhưng hoạt động khởi nghiệp ở các trường đại học vẫn chưa hiệu quả do một loạt bất cập: Đó là các chương trình khởi nghiệp mới chỉ tập trung vào một số hoạt động như khởi sự kinh doanh, đổi mới sáng tạo và một số lĩnh vực trọng điểm.
Các hoạt động này mới thu hút được rất nhỏ số sinh viên theo học các ngành như quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin tham gia (khoảng 0,016% sinh viên). Các cuộc thi khởi nghiệp được tổ chức chỉ thu hút các sinh viên đã có ý tưởng tham dự, các sinh viên còn lại sẽ nằm ngoài cuộc chơi, do vậy chưa thực sự tạo được động lực cho sinh viên, không hỗ trợ toàn diện về kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, lập nghiệp.
Ảnh minh họa. |
Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp liên kết với các trường đại học tại Việt Nam rất thấp và thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Chính vì thế mà số sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp và các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng thông qua đặt hàng đào tạo nhân lực tại trường đại học ở Việt Nam cũng thấp nhất khu vực Châu Á.
Còn về phía Nhà nước, hiện chưa có cơ chế chính sách thu hút đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp vào các hoạt động khởi nghiệp cũng như chưa có cơ chế cụ thể, đồng bộ giúp nhà trường và doanh nghiệp chủ động hợp tác hiệu quả hơn trong lĩnh vực này. Nguồn vốn để đầu tư cho dự án khởi nghiệp từ các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam còn ít, đặc biệt đối với các dự án của sinh viên.
Trước thực tế nói trên, Bộ GD-ĐT mới đây đã đưa ra dự thảo Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp 2017-2020 với mục đích trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho sinh viên tại trường đại học, cao đẳng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo môi trường thuận lợi để sinh viên hình thành và biến các ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực, góp phần tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Theo Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Thị Nghĩa: mục đích của đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp cần hiểu đúng là “hỗ trợ” chứ không phải Nhà nước “bao cấp”. Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp cũng không nên trông chờ ngân sách nhà nước. Đề án hướng tới tạo được cơ chế để nhà trường, đơn vị kết nối cùng sự hỗ trợ từ Chính phủ để sinh viên ra trường được trang bị kiến thức, kỹ năng và ý chí khởi nghiệp. Đồng thời, Đề án cũng không kỳ vọng sinh viên sẽ khởi nghiệp được ngay, mà tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận kiến thức, kỹ năng, có những ý tưởng. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT cũng đề cao tính tự chủ của các trường với chủ trương đưa nội dung Đề án vào chương trình đào tạo nhưng đưa vào đến đâu là do các trường quyết định.
Với dự thảo Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2017-2020, Bộ GD-ĐT hy vọng làn sóng khởi nghiệp sẽ được khơi dậy ngay từ trong môi trường học đường cũng như thu hút doanh nghiệp tham gia mạnh hơn vào quá trình hiện thực hóa các ý tưởng của sinh viên cùng với phát huy thế mạnh đào tạo của nhà trường, chứ không chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước |
Ngoài ra, theo đại diện một số trường có phong trào khởi nghiệp sinh viên tốt, Đề án cần tính tới việc xây dựng đội ngũ tư vấn kết hợp thành mạng lưới theo khu vực hoặc nhóm ngành để tạo hỗ trợ chéo giữa các trường. Đề án cũng cần xác định rõ các giai đoạn khởi nghiệp để có sự hỗ trợ tương ứng. Ở những vùng khó khăn như miền núi, nông thôn, các bạn trẻ thường có nhiều ý tưởng thiết thực, gắn với đời sống, tạo ra nguồn kinh tế cho gia đình. Vì vậy cũng cần cân nhắc sự phân bổ hỗ trợ hợp lý giữa các khu vực.
Với dự thảo Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2017-2020, Bộ GD-ĐT hy vọng làn sóng khởi nghiệp sẽ được khơi dậy ngay từ trong môi trường học đường cũng như thu hút doanh nghiệp tham gia mạnh hơn vào quá trình hiện thực hóa các ý tưởng của sinh viên cùng với phát huy thế mạnh đào tạo của nhà trường, chứ không chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước./.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43