Công tác an toàn còn lơi lỏng!
Chế độ bồi thường, trợ cấp người lao động bị tai nạn lao động | |
Phấn đấu giảm tối đa tai nạn lao động |
Liên tục tái diễn
Đi dọc theo nhiều tuyến phố của Hà Nội, có thể dễ dàng nhận thấy các công trình xây dựng nhà cao tầng, giao thông đang “làm ngơ” trước tính mạng của người dân khi không đảm bảo đủ giới hạn an toàn của công trình.Thậm chí, nhiều công trình giao thông đang thi công tại những tuyến đường có mật độ phương tiện rất cao, nhưng vẫn thản nhiên thi công mặc cho dòng người đông đúc qua lại ngay dưới chính những khối bê-tông, vật liệu xây dựng treo lơ lửng.
Đã có quá nhiều sự cố từ thi công mất an toàn tại các công trình xây dựng trong đó điển hình như vụ việc xảy ra vào chiều ngày 28/9 vừa qua trên đường Lê Văn Lương khiến một người đi đường thiệt mạng, hai người khác bị thương.Trước đó, một vụ việc nghiêm trọng khác cũng đã xẩy ra trên địa bàn thành phố, hậu quả làm 3 người chết và 3 người bị thương. Đó là vụ tai nạn lao động sập giàn giáo công trình xây dựng khi đang thi công đổ mái tầng 1 (Công trình xây dựng Khu vực cây xanh kết hợp bãi đỗ xe và dịch vụ dành cho ô tô) trên đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, xảy ra vào khoảng 2 giờ 30 phút ngày 17/01/2018.
Chiếc cần trục Gondola tuột khỏi bộ phận đối trọng rơi từ tầng 16 xuống mặt đường Lê Văn Lương khiến 1 người chết, 1 người bị thương. |
Mặc dù sau những sự cố đó, đã có nhiều bản tường trình, kiểm điểm, kỷ luật, cam kết sẽ siết chặt công tác bảo đảm an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông khi đi qua các công trình xây dựng, thế nhưng khi ý thức của người lao động còn kém, cùng sự cẩu thả của nhà thầu thi công, tư vấn giám sát lơ là, buông lỏng, không ai dám chắc được những sơ suất, những tai nạn như trên sẽ không tiếp tục xảy ra.
Theo báo cáo của Cục An toàn Lao động (Bộ LĐTBXH) chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 3.988 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 4.102 người bị nạn. Trong đó, lĩnh vực xây dựng chiếm 21,8% tổng số vụ tai nạn và 20,2% tổng số người chết; số lượng các vụ do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 23,94 % tổng số vụ. Đặc biệt, trong tổng số 62/63 địa phương đã có báo cáo, Thủ đô Hà Nội có số vụ tai nạn lao động chết người nhiều nhất, với 11 vụ làm 11 người chết và đa phần đều trong lĩnh vực xây dựng.
Theo báo cáo của Cục An toàn Lao động (Bộ LĐTBXH) chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 3.988 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 4.102 người bị nạn. Trong đó, lĩnh vực xây dựng chiếm 21,8% tổng số vụ tai nạn và 20,2 % tổng số người chết; số lượng các vụ do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 23,94 % tổng số vụ. Đặc biệt, trong tổng số 62/63 địa phương đã có báo cáo, Thủ đô Hà Nội có số vụ tai nạn lao động chết người nhiều nhất, với 11 vụ làm 11 người chết và đa phần đều trong lĩnh vực xây dựng. |
Cần tạo chuyển biến rõ nét hơn
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, sau khi UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 125, UBND các quận, huyện, thị xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chủ động xây dựng kế hoạch của đơn vị và giao nhiệm vụ cụ thể đến các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn. Nhờ đó, công tác quản lý trật tự xây dựng trong năm 2017 và 8 tháng qua đã có chuyển biến tích cực.100% các công trình xây dựng được kiểm tra, kiểm soát.
Các vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng được phát hiện, ngăn chặn kịp thời ngay từ khi mới phát sinh. Các vụ việc phức tạp, nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận được hạn chế. Các vi phạm tồn đọng cũng được rà soát, phân loại, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý, giải quyết. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng từng bước được nâng cao. Tỷ lệ số công trình có vi phạm giảm mạnh. Nếu năm 2016, tỷ lệ công trình vi phạm là 13,5%; năm 2017 còn 10,99% và 8 tháng năm nay giảm còn 5,39%.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cũng cho biết, trong 8 tháng năm 2018, các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra toàn bộ gần 15.300 công trình xây dựng, trong đó, số công trình vi phạm là 824 trường hợp, chiếm 5,39%. Sau kiểm tra, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành 1.086 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, với tổng số tiền xử phạt là hơn 6,78 tỷ đồng; xử lý, giải quyết 680 trường hợp vi phạm.
Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý trật tự xây dựng vẫn còn không ít hạn chế. Vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn phát sinh vi phạm mới điển hình là mất an toàn trong thi công, trong khi đó vai trò của chính quyền địa phương, nhất là các xã, phường, thị trấn còn mờ nhạt, chưa thực thi đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước chưa đạt yêu cầu.
Điều đáng nói hơn nữa đó là mỗi khi có sự cố tai nạn lao động, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công đền bù thiệt hại về vật chất, tinh thần là coi như xong, rất ít vụ khởi tố hình sự để điều tra, xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị liên quan. Chính việc này dẫn đến nhận thức và hành động về bảo đảm an toàn trong lao động ở nhiều công trường xây dựng còn lơ là, từ đó tiếp tục xảy ra nhiều vụ việc thương tâm.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cũng cho biết, “trong 8 tháng năm 2018, các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra toàn bộ gần 15.300 công trình xây dựng, trong đó, số công trình vi phạm là 824 trường hợp, chiếm 5,39%. Sau kiểm tra, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành 1.086 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, với tổng số tiền xử phạt là hơn 6,78 tỷ đồng; xử lý, giải quyết 680 trường hợp vi phạm”. Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý trật tự xây dựng vẫn còn không ít hạn chế. Vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn phát sinh vi phạm mới điển hình là mất an toàn trong thi công, trong khi đó vai trò của chính quyền địa phương, nhất là các xã, phường, thị trấn còn mờ nhạt, chưa thực thi đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước chưa đạt yêu cầu. Điều đáng nói hơn nữa đó là mỗi khi có sự cố tai nạn lao động, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công đền bù thiệt hại về vật chất, tinh thần là coi như xong, rất ít vụ khởi tố hình sự để điều tra, xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị liên quan. Chính việc này dẫn đến nhận thức và hành động về bảo đảm an toàn trong lao động ở nhiều công trường xây dựng còn lơ là, từ đó tiếp tục xảy ra nhiều vụ việc thương tâm |
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02