Cống hóa kênh mương Hà Nội: Doanh nghiệp cười, người dân khóc
Biến đất mương thành “đất kim cương”
Hàng loạt những dự án cống hóa kênh mương thoát nước đã và đang được triển khai tại Hà Nội theo hình thức xã hội hóa. Mục tiêu của các dự án này là phục vụ cộng đồng, bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị… Chủ trương này đã nhận được sự đồng tình của rộng rãi người dân. Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện, phần lớn diện tích cống hóa kênh mương đã bị biến tướng phục vụ cho mục đích kinh doanh với những tòa nhà kiên cố, nhà hàng, quán café, salon làm đẹp, karaoke, họp chợ vi phạm nghiêm trọng về quy định trật tự xây dựng. Nhiều nơi, những công trình vi phạm này còn lấn chiếm cả vỉa hè, ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông trên địa bàn…
Đầu tiên phải kể đến những sai phạm nghiêm trọng tại dự án cống hóa mương Phan Kế Bính (từ Linh Lang đến Liễu Giai) làm bãi dỗ xe và dịch vụ phụ trợ do Công ty CP đa quốc gia làm chủ đầu tư. Dự án này được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng tạm số 03/GPXD ngày 07/01/2009 và được điều chỉnh nội dung giấy phép tại văn bản số 44/SXD-QLCP ngày 30/3/2009.
Dự án cống hóa mương ở phố Phan Kế Bính
Tại khu vực này ngay sau khi cống hóa mương xong, ngoài điểm trông giữ xe, rửa xe thì phần lớn diện tích mương đã biến thành cửa hàng kinh doanh, ăn uống, siêu thị, trường mầm non… khiến người dân vô cùng bức xúc.
Đơn thư được gửi đi khắp nơi, báo chí vào cuộc mạnh mẽ, các cơ quan chức năng cũng đã có kết luận về những sai phạm trên. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, những công trình sai phạm này vẫn tồn tại thách thức dư luận mà không được xử lý dứt điểm bằng biện pháp mạnh?. Có lẽ chính sự “nhờn thuốc” này đã đến việc hàng loạt những dự án cống hóa mương ở Hà Nội được ra đời, với sự biến tướng muôn hình vạn trạng như Nguyễn Công Hoan, Mỹ Đình, Nghĩa Đô, Nguyên Hồng…
Dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, do Công ty CP Xây lắp thương mại và dịch vụ làm chủ đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Theo giấy phép ban đầu, công ty này được sử dụng mặt bằng đã cống hóa làm bãi đỗ xe, kết hợp với một số công trình phụ trợ cho giao thông tĩnh. Việc thực hiện cống hóa mương thoát nước này đã hình thành lên một diện tích hơn 14.000m2, trải dài gần 800m dọc đường Nguyễn Khánh Toàn. Tiếp đó, ngay lập tức những công trình kiên cố đã mọc lên thành điểm kinh doanh nhà hàng, quán bia, karaoke, siêu thị, salon làm đẹp…
Theo giấy phép, Công ty CP Đầu tư xây lắp thương mại và dịch vụ được xây dựng một số công trình phụ trợ cao 2 tầng trên 20% diện tích mặt cống để phục vụ cho giao thông tĩnh trên cơ sở đó, quận Cầu Giấy đã cấp phép xây dựng, 80% diện tích là bãi giữ xe ngoài trời, sân vườn, cây xanh. Nhưng trên thực tế dọc đường đã kín đặc những cơ sở kinh doanh. Điều này được chính ông Cù Đức Tố, giám đốc công ty thừa nhận rằng diện tích bãi giữ xe chỉ chiếm 30 – 40% diện tích. Còn lại là cho thuê kinh doanh để thu hồi vốn.
Cũng theo ông Cù Đức Tố, việc tận dụng diện tích đất đã được cống hóa mương này nhiều lần bị thanh tra. Kể cả khi có chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, nhưng kết luận cuối cùng chung chung không đưa ra một văn bản mang tính pháp lý nào để chủ đầu tư thực hiện. Ông Tố khẳng định, nếu có sai thì chính quyền cứ cưỡng chế!
Cần có quy hoạch rõ
Dự án cống hóa mương trên đường Nguyễn Công Hoan, cũng bi hài không kém khiến người dân “dở khóc dở cười”. Sau một thời gian đưa vào sử dụng, chủ đầu tư đã dựng lên hàng rào tôn chiếm toàn bộ vỉa hè dành cho người đi bộ. Nhìn bằng mắt thường, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy, lòng đường Nguyễn Công Hoan không bằng ½ diện tích bãi trông giữ xe… Không còn vỉa hè, người dân buộc phải đi dưới lòng đường, hoặc khi muốn qua đường thì phải đi bộ từ đầu phố đến cuối phố. Chính điều này đã làm cho vấn đề giao thông trên tuyến đường này đáng quan ngại hơn.
Theo các chuyên gia quy hoạch kiến trúc thì không thể phủ nhận các dự án cống hóa mương thoát nước đã góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan đô thị Hà Nội. Tuy nhiên, cách làm này cũng kéo theo những hệ lụy đúng như phản ánh của người dân như tắc cống nước khi có mưa to. Việc cống hóa mương ở Thủ đô rất cần được qui hoạch và chính quyền các cấp cũng như các doanh nghiệp phải tuân thủ tuyệt đối chủ trương chính sách này.
Tuấn Trung
Nên xem
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Tin khác
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50