Công đoàn chung tay vì hạnh phúc trẻ thơ
Tổ chức phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2018 | |
Cần điểm số cao hay hạnh phúc trẻ thơ ? |
Ăn no thì dễ, ăn ngon thì phải tính
Vợ chồng anh Thắng chị Xuân cùng là công nhân trong KCN Sài Đồng. Xa quê, anh chị cùng 2 đứa con (con lớn học lớp 4, con nhỏ học lớp 2) phải ở trọ trong làng Sài Đồng. Chị Xuân cho biết, tổng thu nhập của hai vợ chồng kể cả tiền làm thêm ngoài giờ đạt chưa đầy chục triệu/tháng, trong khi đó, tiền thuê nhà hết 1,5 triệu đồng, tiền học cho 2 đứa con (lớp 1 và lớp 3) là 2,5 triệu đồng, rồi tiền sữa, tiền ăn, tiền điện nước, hiếu hỉ... đủ thứ nên cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau.
Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố tặng thiết bị vui chơi ngoài trời cho con CNLĐ đang học tại Trường Mầm non Kim Chung (Đông Anh) |
“Tiền nhà, tiền học, tiền sữa cho con là những khoản cố định, không thể tiết kiệm được, nên cái khoản “phải hụt” đành là cái ăn, cái mặc của cả nhà, trong đó có bọn trẻ”- chị Xuân nói. Còn anh Thắng thì bộc bạch, để giảm chi tiêu, buổi tối, vợ anh thường nấu cơm nhiều hơn một chút và dành chút thức ăn để cả gia đình lót dạ vào sáng hôm sau.
“Chịu khó như vậy sẽ tiết kiệm được bữa sáng. Nhiều hôm, hai đứa trẻ phụng phịu đòi ăn phở, nhưng hai bát phở vài chục ngàn, bằng bữa tối của cả nhà, nên bố mẹ lại phải tìm cách trì hoãn” - anh Thắng cho biết.
Về chuyện mặc, thì theo anh Thắng, đứa nhỏ mặc đồ cũ của đứa lớn để lại, đứa lớn mặc lại đồ của người thân họ hàng cho. “Cũ người mới ta, được ai cho cái gì, nhà tôi cũng xin nhận hết, lắm lúc cũng thấy ngại, thấy xấu hổ, nhưng hoàn cảnh khó khăn cũng đành chấp nhận”- chị Xuân bảo.
Có 3 con, 2 gái, một trai, cuộc sống của chị Phan Thị Hạnh – công nhân KCN Nội Bài còn khó khăn, thiếu thốn hơn nhiều. Ba mẹ con chị thuê ở trọ nhà cấp 4 tại xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn. Chị Hạnh cho biết, bố đi làm xa, mẹ là CNLĐ hằng ngày bận việc ở Công ty, hết giờ làm việc về nhà lại lo chợ búa, cơm nước, giặt giũ nên chẳng có thời gian để đưa con đi chơi chỗ này, chỗ nọ.
Trong khi nhà trọ chật hẹp, không có sân chơi nên các con rất tù túng. Theo chị Hạnh, thu nhập thấp thì con cái thiệt thòi vì mọi thứ chi tiêu đều phải tiết giảm. Cũng theo chị Hạnh, vì kinh tế khó khăn, phải tằn tiện mọi thứ trong sinh hoạt nên bữa cơm của gia đình dù cũng có thịt, cá, nhưng rau, đậu phụ vẫn là thức ăn chính. “Mấy đứa nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, nhưng ăn không đủ chất nên cứ loắt choắt, không được phổng phao như chúng bạn”- chị Hạnh nói.
Xa lạ với vui chơi
Khó khăn túng thiếu cũng là câu chuyện của gia đình anh Long chị Tú, công nhân KCN Vĩnh Tuy. Với thu nhập 10 triệu đồng từ tiền lương chính (của cả hai vợ chồng) và 2,5 triệu lương bảo vệ buổi tối cho hiệu thuốc của anh Long, sau khi chi phí tiền nhà cửa, điện nước, ăn uống, học hành của hai con...là quỹ tài chính lại âm. Thế nên, mọi thứ chi phí ngoài những khoản đó phải cắt giảm tối đa.
“Bố mẹ chỉ có thể cố gắng để đảm bảo những chuyện cơ bản của đời sống hằng ngày, hằng tháng, như: Ăn, mặc; tiền thuê nhà, tiền điện, nước; tiền học đầu năm, tiền học cho các con còn những chuyện như mua cho con quần áo đẹp, đồ chơi, hay đưa con đi chơi chỗ nọ, chỗ kia đều là những điều xa xỉ”- anh Long nói.
Không chỉ miếng ăn teo tóp, cái mặc thiếu hụt; thiệt thòi lớn nhất đối với nhiều đứa trẻ con con công nhân là không hưởng được trọn vẹn tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ.
“Không có chỗ để yên tâm gửi con, điều kiện lại khó khăn không đón bà ra cùng ở chăm cháu được nên con hơn một tuổi, em đã phải nén lòng gửi con về quê cho ông bà nuôi. Đêm đêm, nỗi nhớ con giày vò khiến em không sao ngủ được. Đau nhất là khi có dịp về quê, con lạ mẹ, không chịu theo”- Nguyễn Thu Hiền - công nhân KCN Bắc Thăng Long sụt sùi nói.
Không phải sống xa nhau, nhưng áp lực công việc cũng khiến mẹ con chị Phan Thị Hồng, công nhân KCN Vĩnh Tuy ít có thời gian gần gũi nhau. Để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, ngày nào không tăng ca, sau giờ làm, chị Hồng lại nhận phụ việc cho hàng ăn tối tới 10 giờ đêm. Vậy là hôm nào cũng như hôm nào, chị về tới nhà thì mấy đứa trẻ đã ngủ say.
Sáng hôm sau, mẹ con chỉ kịp gặp nhau trong vội vàng cuống quýt bởi mẹ con đều phải đi làm, đi học đúng giờ. Chuyện ăn uống học hành của các con chị phó mặc hoàn toàn cho bà nội ở quê ra hoặc để bọn trẻ tự xoay sở vì bố mẹ không có thời gian. “Con gái lớn đã 14 tuổi, đang ở tuổi dậy thì, nhiều lúc muốn gần gũi tâm sự với con nhưng vừa không có thời gian, vừa không biết cách nói chuyện với con”- chị Hồng cho biết.
Và sự vào cuộc của Công đoàn
Những khó khăn của gia đình công nhân không dễ dàng để tháo gỡ, tuy nhiên với vai trò, chức năng của mình, thời gian qua, tổ chức công đoàn đã có những hoạt động thiết thực trực giúp công nhân xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc, qua đó có điều kiện quan tâm, chăm lo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình và con em mình, đồng thời trực tiếp hỗ trợ cho con CNVCLĐ.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố Đặng Thị Phương Hoa, các cấp công đoàn Thủ đô luôn tích cực đóng góp tiếng nói với Nhà nước, chính quyền thúc đẩy xây dựng các công trình phúc lợi dành cho công nhân như nhà trẻ, nhà ở; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với người lao động nhất là lao động nữ; đẩy mạnh các hoạt động vay vốn để CNVCLĐ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.
Các cấp công đoàn Thủ đô cũng thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề về sức khỏe sinh sản, nuôi dạy con tốt bằng các hình thức sinh động, sáng tạo thu hút các gia đình công nhân tham gia đồng thời thường xuyên gần gũi, quan tâm đến các gia đình công nhân để giúp đỡ, hỗ trợ họ kịp thời.
Hàng năm, LĐLĐ Thành phố đều trực tiếp tổ chức cũng như chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động chăm lo, động viên, tặng quà, trao học bổng cho các cháu học sinh con CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có thành tích cao trong học tập nhân dịp ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, đầu năm học mới, tết Nguyên đán v.v…
Đồng thời hàng năm, LĐLĐ Thành phố đều xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Tháng hành động vì trẻ em với những hoạt động thiết thực. Gần đây nhất, LĐLĐ Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 35/KH-LĐLĐ về triển khai thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em năm 2018.
Trong đó, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với chính quyền tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh, thu hút sự tham gia của con CNVCLĐ.
LĐLĐ Thành phố cũng chỉ đạo các cấp công đoàn cần tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực các tổ chức, cá nhân trong nước và Quốc tế hỗ trợ cho trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng; đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, cơ sở vật chất, trang thiết bị vui chơi giải trí, sân chơi cho trẻ em tại cộng đồng; tổ chức thăm, tặng quà, trao học bổng, nhận đỡ đầu, hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng…cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng khó khăn, dân tộc thiểu số.
Cũng theo Kế hoạch, riêng LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức hàng loạt hoạt động cụ thể,thiết thực trong Tháng hành động Vì trẻ em năm 2018 như: Tập hợp hồ sơ các cháu là con CNVCLĐ bị bệnh tim bẩm sinh, dị tật hở môi vòm miệng đề nghị Hội đồng quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em Công đoàn Việt Nam hỗ trợ kinh phí phẫu thuật; tổ chức trao hỗ trợ học bổng cho 100 cháu con CNVCLĐ Thủ đô vượt khó học giỏi; phối hợp cùng Qũy Bảo trợ trẻ em công đoàn Việt Nam trao 500 chiếc ba lô học sinh cho các cháu học sinh là con đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn tại Khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội; tặng thiết bị vui chơi ngoài trời cho con CNLĐ đang học tại trường mầm non Kim Chung thuộc LĐLĐ huyện Đông Anh; ủng hộ xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em, Quỹ khuyến học TP Hà Nội…
Những hoạt động thiết thực của tổ chức công đoàn chăm lo tới con CNVCLĐ chắc chắn sẽ giúp CNVCLĐ an tâm, động viên CNVCLĐ không ngừng cố gắng, nỗ lực vươn lên trong công việc và cuộc sống.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23