Còn trăn trở với đổi mới thi tốt nghiệp

LĐTĐ - Với chủ trương giảm môn thi xuống còn 4 môn kết hợp với kết quả lớp 12 để xét tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT đang được dư luận đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ, không khó để thấy một số khâu “kỹ thuật” cần phải điều chỉnh để tối ưu hơn.

Với hai phương án Bộ GD-ĐT đưa ra, nhiều độc giả  đều chọn phương án 1. Tuy nhiên vẫn còn đó những trăn trở về phương án 2 với lý do Ngoại ngữ là môn học quan trọng trong thời kỳ hội nhập.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Ngoại ngữ là môn công cụ, là năng lực cần phải có trong thời kỳ hội nhập. Môn Ngoại ngữ sắp tới trong chương trình mới thì dạy và học ngoại ngữ sẽ là môn học bắt buộc đến lớp 12. Lúc đó không học ngoại ngữ như cũ. Dạy và học ngoại ngữ phải hướng tới sử dụng được ngoại ngữ. Nghĩa là không phải dạy về ngữ pháp là chính mà phải hướng tới năng lực giao tiếp. Như vậy cách thi và kiểm tra đánh giá phải khác. Hiện nay, Ngoại ngữ thi trắc nghiệm với 4 phương án chọn 1, nôm na là thí sinh chỉ cần gật với lắc thì không kiểm tra được năng lực. Trong đề án ngoại ngữ sắp tới, một trong những trọng tâm là thay đổi cách kiểm tra đánh giá.

 

"Thực tế học sinh vẫn học lệch. Nhưng học lệch chính đáng là điều tốt, tức là học sinh vẫn bảo đảm kiến thức tổng hợp nhưng từng em vẫn phải thể hiện năng lực, sở trường của mình" - Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển 

Với những lý do trên, Thứ trưởng Hiển khẳng định: “Với việc thi ngoại ngữ như hiện nay thì chỉ mang tính hình thức. Chính vì thế Bộ không muốn đưa môn Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc để các nhà trường cũng như Bộ GD-ĐT có điều kiện đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực môn Ngoại ngữ trong thời gian tới cương quyết hơn, nhanh hơn. Nếu chúng ta cứ kéo dài, lấn cấn vào cách thi như hiện nay thì quá trình đổi mới sẽ chậm hơn. Ý của Bộ là như vậy chứ không phải là coi nhẹ môn Ngoại ngữ”.

Nên đưa Ngoại ngữ là môn tự chọn

Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có những giải thích khá chi tiết về việc không đưa Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc nhưng theo PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, học sinh có thể đăng ký thi môn Ngoại ngữ (đề ra theo chương trình 7 năm hiện hành) để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp; dự kiến: bài thi môn Ngoại ngữ đạt 9,0 điểm trở lên được cộng 2,0 điểm; đạt 7,0 trở lên được cộng 1,5 điểm; đạt 5,0 trở lên được cộng 1,0 điểm.

 

Dự thảo về điều chỉnh thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT đang được
Dự thảo về điều chỉnh thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

Với quy định như vậy chắc chắn các thí sinh đều đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ để kiếm điểm cộng khuyến khích bởi nếu kết quả có kém cũng không ảnh hưởng đến việc xét tốt nghiệp. Mô hình chung chúng ta phải kéo thời gian thi sang ngày thứ 3 gây tốn kém, lãng phí.

“Theo tôi nên đưa môn Ngoại ngữ vào nhóm các môn tự chọn. Những thí sinh đạt điểm như quy định trên thì cộng điểm khuyến khích cho các em. Với cách làm này chúng ta vẫn chỉ cần tổ chức thi hai ngày và loại bớt những em không đủ năng lực ngoại ngữ nhưng vẫn cố thi để “cầu may” kiếm điểm cộng khuyến khích” – PGS Văn Như Cương đề xuất.

Cân nhắc dùng điểm trung bình cả năm lớp 12

Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, điểm xét tốt nghiệp được xác định bằng: (Điểm trung bình các bài thi + điểm trung bình cả năm lớp 12)/2 + Tổng điểm khuyến khích (nếu có)/số bài thi. Với cách xét tốt nghiệp như vậy thì điểm trung bình cả năm lớp 12 sẽ quyết định 50%.

Nhìn thì có vẻ sẽ tạo tiền đề để bắt buộc học sinh phải học toàn diện các môn nhằm có điểm tổng kết tốt. Tuy nhiên, đây cũng là kẻ hở để “cấy” tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT nếu quá trình đánh giá thiếu khách quan. Bên cạnh đó nó còn làm mất công bằng giữa các học sinh. Chẳng hạn, trường đánh giá nghiêm túc thì học sinh sẽ bị thiệt thòi so với trường đánh giá thiếu nghiêm túc. Nguy hiểm hơn, nó có thể khiến các trường THPT chạy đua bệnh thành tích với nhau.

Sở dĩ có tính trạng này là do chúng ta chưa có một hệ thống ngân hàng đề thi. Việc kiểm tra đánh giá học sinh chủ yếu là do các trường THPT thực hiện. Chính vì thế không khó để đưa điểm tổng kết của học sinh cao lên bằng cách ra đề thi dễ đi và ngược lại.

Nhìn kỹ công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT của Bộ không khó để nhận thấy việc đưa điểm trung bình cả năm lớp 12 là không cần thiết. Chính việc không đưa vào còn có khả năng đánh giá thực chất kết quả thi hơn và học sinh bắt buộc phải cố gắng hơn.

Như chúng ta đã biết, theo quy định một trong những điều kiện để được dự thi tốt nghiệp THPT đó là học sinh có học lực không bị xếp loại kém ở năm lớp 12, nghĩa là điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 5,0 trở lên. Do đó đưa tiêu chí này vào để xét tốt nghiệp gần như và là điều vô nghĩa. Nó thực sự chỉ có nghĩa khi khâu đánh giá của học sinh là thực chất và điều này chỉ có thể làm được khi học sinh cả nước cùng dùng chung hệ thống ngân hàng đề thi.

"Giải mã" con số 20% học sinh được miễn thi thật kỹ

Tại cuộc họp báo chiều 2/1, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Cơ sở để đưa ra tính toán này là để bảo đảm miễn thi cho số học sinh khá giỏi. Kinh nghiệm các năm trước hơn 20% học sinh khá giỏi, vì thế lấy 20% để bảo đảm chặt chẽ. Miễn thi để các em không phải thi bởi các em này thi chắn chắn là đỗ, chúng ta sẽ tiết kiệm được 20% phòng thi”.

Phương thức nhìn chung theo hướng tính cực nhưng dự thảo lại quy định: Trong kì thi đầu tiên, tỷ lệ miễn thi chung cho mỗi sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng tối đa là 20%. Tỷ lệ này có thể được xem xét điều chỉnh trong các năm sau. Như vậy tỷ lệ miễn thi ở các trường THPT của mỗi tỉnh là khác nhau, thậm chí có trường THPT sẽ có số lượng miễn thi cao hơn nhiều so với con số 20%.

PGS Văn Như Cương cho rằng, với cách làm như vậy sẽ rất phức tạp và dễ phát sinh tiêu cực. Nói là thành lập Hội đồng xét miễn thi của trường để xét miễn thi theo phương án được phê duyệt nhưng liệu có đảm bảo khách quan. Chúng ta đã từng chứng kiến vụ việc tiêu cực của trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) khi mà cả Hội đồng tham gia…

 

“Bộ cần phải có những biện pháp kỹ thuật kết hợp khác để đảm bảo làm sao việc miễn thi tránh được tiêu cực” - PGS Cương chia sẻ.

Nên giao việc công nhận tốt nghiệp cho các trường

TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, ý tưởng đổi mới của Bộ GD-ĐT không đáp ứng được những mục tiêu mà kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay cần phải có: Đảm bảo giáo dục toàn diện; Ảnh hưởng tích cực trở lại quá trình dạy học tại trường phổ thông; Sử dụng kết quả thi để làm căn cứ xét tuyển vào ĐH.

Không nên đặt vấn đề cho học sinh miễn thi tốt nghiệp. Bộ GD-ĐT đã có lộ trình bỏ ba chung thì cũng cần phải có một kỳ thi để các trường ĐH lấy đó làm căn cứ xét tuyển. Hơn nữa, chúng ta đã từng có chính sách miễn thi khiến bao nhiêu tiêu cực nảy sinh, kết cục là đã phải bỏ miễn thi.

Không nên đặt vấn đề cho học sinh miễn thi tốt nghiệp. Bộ GD-ĐT đã có lộ trình bỏ ba chung thì cũng cần phải có một kỳ thi để các trường ĐH lấy đó làm căn cứ xét tuyển. Hơn nữa, chúng ta đã từng có chính sách miễn thi khiến bao nhiêu tiêu cực nảy sinh, kết cục là đã phải bỏ miễn thi.

“Để giảm áp lực cũng như giảm tiêu cực, nên giao cho các trường THPT xét công nhận tốt nghiệp. Gắn trách nhiệm của Hiệu trưởng vào nhiệm vụ này. Nếu Hiệu trưởng làm sai thì xử lý nghiêm và tôi chắc chắn khi giao cho các trường thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ thấp hơn con số 97-98% khi mà Bộ GD-ĐT đứng ra tổ chức. Sau đó, nhà nước tổ chức một kỳ thi để lấy đó làm cơ sở phân loại tốt nghiệp, đồng thời các trường ĐH có cơ sở tuyển sinh. Thí sinh dự thi không phải với mục tiêu thi đỗ, mà là để thể hiện năng lực cá nhân”, TS Nguyễn Tùng Lâm kiến nghị.

 

Nguồn Dân trí

 

Nên xem

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.

Tin khác

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của hơn 1.500 cán bộ, giáo viên toàn ngành.
Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn, nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch và môi trường đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để xây dựng du lịch Khánh Hòa là một ngành du lịch xanh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Xem thêm
Phiên bản di động