Còn mãi với thời gian
Dấu ấn thời gian qua linh vật nghê Việt | |
Vẻ đẹp thăng trầm qua thời gian |
1. Xứ Đoài là vùng đất “sơn kỳ, thủy tú”, với núi Tản Viên, dòng sông Hồng chảy dài, xuyên suốt mấy nghìn năm lịch sử dân tộc, chứa đựng biết bao huyền tích văn hóa từ thuở khai thiên lập địa của cư dân Việt cổ… Chỉ chừng ấy lý do cũng đủ để tôi dong xe, rong ruổi cùng nhà văn Nguyễn Văn Học – một người đam mê kiếm tìm nét cổ ở làng quê Việt ngược tìm những trầm tích xứ Đoài. Anh rỉ rả bảo, nơi đây từ lâu là đề tài hấp dẫn, là nguồn cảm hứng sáng tạo lớn cho các tác phẩm nghệ thuật hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh.
Quả vậy, có đi mới biết, trên vùng đất cổ này đã và đang lưu giữ những di sản đã tồn tại hàng trăm năm. Đó là các ngôi đình cổ với mái ngói cong vút cổ kính như: Làng So, Hương Canh, Vân Canh, Tây Đằng, Chu Quyến, Hạ Hiệp, Đại Phùng, Thụy Phiêu… Nét chung là vậy nhưng ẩn hiện trong mỗi di tích lại có điểm riêng hết sức độc đáo.
Nét cổ kính ở đình Yên Bồ như chân cột bằng đá tảng tự nhiên, hoa văn chạm khắc tứ linh… cho đến nay vẫn không thay đổi |
Cũng lạ, cho đến nay người Chu Quyến (xã Chu Minh, huyện Ba Vì) vẫn ghi nhớ tên nôm - đình Chàng hơn những danh xưng khác. Xưa cũng thế mà nay vẫn vậy, nơi đình Chàng vẫn luôn là điểm tổ chức hội làng với nhiều nghi lễ truyền thống vào tháng Giêng. Người già trong làng kể rằng, đình Chàng có từ cuối thế kỷ 17, là biểu tượng cho kiến trúc đình gỗ dân gian của Việt Nam thời Lê Trung Hưng.
Như hầu hết các ngôi đình cổ xứ Đoài, đình Chu Quyến đồ sộ và vẹn nguyên với không gian kiến trúc mở. Đình có mái xòe rộng ra bốn phía, các đầu đao đều uốn cong giúp cho phần mái trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát và duyên dáng. Đặc biệt, đình được kết cấu khung gỗ kiểu chồng giường với những trang trí tinh xảo, miêu tả cảnh chọi gà, hát múa dân gian, người cưỡi hổ, các họa tiết linh vật… Theo tìm hiểu, ngoài kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc độc đáo, trong đình Chu Quyến hiện còn lưu giữ những thần tích và các di vật cổ có giá trị lịch sử to lớn, đặc biệt là những đạo sắc phong của các triều Lê Trung Hưng, Tây Sơn, triều Nguyễn phong thần cho Nhã Lang Vương.
Giống với đình Chu Quyến, đình Tây Đằng đẹp trong cách bài trí bố cục độc đáo. Đình chỉ có một nếp nhà hình chữ “nhất” như khối hộp hình chữ nhật, không có hậu cung, cũng không có tiền tế. Tuy nhiên, vẻ đẹp của ngôi đình tiềm ẩn bên trong là những giá trị văn hóa nghệ thuật được chạm khắc một cách tài tình của các nghệ nhân dân gian xưa. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định một cách chính xác đình được xây dựng vào năm nào vì không có giấy tờ ghi chép lại. Một số nhà nghiên cứu đã từng đem đình Tây Đằng ra so sánh với đình Lỗ Hạnh thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang để nói lên sự cổ kính của di sản văn hóa này.
Nhiều ngôi đình chân cột vẫn được kê bằng đá. |
2. Cũng trên địa phận huyện Ba Vì, khi ghé thăm đình Yên Bồ ở xã Vật Lại tôi được ông Đỗ Văn Lễ - Chi hội trưởng Hội người cao tuổi thôn Yên Bồ khai mở không ít gút mắc. Theo lời ông Lễ, trong lịch sử kiến trúc nghệ thuật Việt Nam, nếu như đền, chùa thường chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai khá mạnh mẽ, thì đình làng vẫn luôn là “sản phẩm” khá thuần Việt.
Có thể nói, đình làng không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, là sợi dây gắn bó cộng đồng, biểu tượng quyền lực làng xã xưa mà còn là một nét đẹp độc đáo trong văn hóa xứ Đoài. Cũng dễ hiểu vì sao trong tâm thức của người Việt nói chung, người dân xứ Đoài nói riêng, hình ảnh “cây đa - bến nước - sân đình” luôn là biểu tượng gần gũi, thân thuộc của quê hương.
Ngay như đình Yên Bồ, dù được xây dựng từ khoảng thế kỷ 17, thời Lê Trung Hưng, thờ Tam vị Đức thánh Tản Viên, đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia từ năm 2001, là nơi lưu giữ 11 sắc phong của các triều vua Lê, Nguyễn… đã qua bao biến thiên của thời cuộc nhưng những đặc trưng kiến trúc nguyên bản như: Chân cột bằng đá tảng tự nhiên, hoa văn chạm khắc tứ linh… cho đến nay vẫn không thay đổi. Đặc biệt hơn cả, chính vì mang chức năng là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã nên đình làng chỉ có cổng tam quan chứ không có tường rào vây quanh. Tất cả mọi người dân trong làng đều bình đẳng như nhau trong việc sử dụng không gian sân đình.
Những chia sẻ của ông Nguyễn Như Chương – Trưởng ban Khánh tiết thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức cũng có chung quan điểm như vậy. Dẫn tôi thăm ngôi đình đầy nét cổ kính, rêu phong, ông Nguyễn Như Chương bảo, đình Tiền Lệ đã có từ thời Lê Trung Hưng, vào khoảng thế kỷ 17. Đình được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2011”. Một nét riêng khác, bất biến ở ngôi đình này là kiến trúc đặc trưng giai đoạn Lê – Nguyễn. Cụ thể, đình được thiết kế theo kiểu chữ “đinh” gồm 2 gian chính là đại bái và hậu cung. Đặc biệt, với dạng nhà sàn, hệ thống cột được giằng níu với nhau bằng nhiều lỗ mộng và ván ghép khiến không gian của đình mở ra rộng hơn.
Dạo qua các ngôi đình trên xứ Đoài, ngoài nét đặc sắc là tổng thể kiến trúc thì tôi thấy giá trị của những di sản này còn ẩn hiện ngay trong chính hoa văn chạm trổ. Chẳng hạn, ở đình Tây Đằng, trên các cột xà xung quanh mái đình cho đến nay vẫn còn lưu giữ những chạm khắc mô tả sống động một quy trình khép kín của cuộc sống người Việt cổ.
Với đề tài là các hoạt động của con người từ thời khai thiên lập quốc cho đến thế kỉ 16, các nghệ nhân thuở lập đình đã khéo léo xây dựng các hình ảnh như săn bắn, hái lượm, chiến đấu, bơi thuyền, gánh con, đốn củi, múa hát... vào trong những kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm thủ uyển chuyển, nhịp nhàng, mềm mại. Và tài tình hơn, toàn bộ hơn 1.000 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình không hề bị trùng lặp.
Hoặc tại các đình khác, dễ thấy hơn cả là các đầu đao, xà, đấu, kèo, cốn của đình đều uốn cong có gắn long, ly, quy, phượng hay các con giống bằng đất nung màu gan trâu. Trong đó, nổi bật nhất là các hình chạm khắc rồng theo phong cách rồng thời Trần và các họa tiết chim phượng theo lối múa xòe cả hai cánh. Trong khoảng thời gian 10 năm lại đây, không ít đình làng đã xuống cấp và được trùng tu.
Thế nhưng, theo đó cũng xuất hiện những ngôi đình trùng tu không đạt yêu cầu, đánh mất đi những nét cổ kính trân quý. Dù vậy, mừng vui hơn cả, hiện ứng xử của người dân với đình cho đến nay vẫn không thay đổi. Tình cảm người dân dành cho đình vẫn trọn vẹn như bao thế hệ người Việt vẫn một lòng “Qua đình ngả nón trông đình”. Và ngày xuân, khi mọi vật đâm chồi, khoe sắc, đình vẫn là nơi tụ họp, là điểm để người làng tìm về.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49