“Cởi trói” để thu hút khách du lịch
Gỡ vòng kim cô để Việt Nam 'rộng cửa' |
Biến “đặc sản” thành lợi thế
Theo ông Nguyễn Thái Dũng - Phó Tổng GĐ Công ty Thăng Long GTC, lượng khách du lịch nội địa và quốc tế tới Hà Nội cũng như của Công ty có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây. Một nguyên nhân chính mà du lịch Thủ đô chưa hấp dẫn được khách du lịch vì sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu... khách chỉ có thể đi nửa ngày là hết chỗ xem và chơi. Do vậy, nhiều công ty lữ hành đã sắp xếp lịch tour cho du khách tại Hà Nội chỉ nửa ngày rồi về ngủ tại Hạ Long, Sapa, Ninh Bình... và coi Hà Nội chỉ là điểm trung chuyển. Ngoài ra, du khách quốc tế luôn phàn nàn là ở đêm tại Hà Nội không biết chơi gì và không biết tiêu tiền vào việc gì? Buổi tối ở Hà Nội chỉ có một việc duy nhất là ngủ tại khách sạn.
Phố Tạ Hiện - nơi thu hút du khách về đêm. |
Nhằm thu hút khách thập phương đến với Hà Nội, tại hội nghị toàn quốc về du lịch được tổ chức vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khẳng định tới đây, Hà Nội sẽ mở cửa các điểm cấm vui chơi từ sau 24 giờ. Chủ trương này xuất phát từ Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo” do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải ký ban hành ngày 26.6.2016 và đã được UBND TP Hà Nội bàn bạc kỹ, lên các phương án để tổ chức thực hiện.
Theo đó, Nghị quyết số 06 nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Xây dựng du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân”; xây dựng Hà Nội là điểm đến: “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô”. Nghị quyết 06 đặt ra đến năm 2020 đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, phấn đấu đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 5,7 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trung bình từ 8 - 10%/năm. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2020 đạt 120.000 tỉ đồng, tốc độ tăng bình quân từ 15 -17%/năm. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 60 -65%. Đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho 100% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch.
Một chủ trương đúng đắn
Nghị quyết 06 đặt ra đến năm 2020 đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, phấn đấu đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 5,7 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trung bình từ 8 - 10%/năm. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2020 đạt 120.000 tỉ đồng, tốc độ tăng bình quân từ 15 -17%/năm. |
Trao đổi về chủ trương của Hà Nội gỡ bỏ quy định giờ “giới nghiêm” tại các tụ điểm vui chơi, ông Nguyễn Quốc Túy - Phó Tổng GĐ khách sạn Fortuna Hanoi - cho biết, đây là chủ trương rất tốt. Bởi trên thực tế, mặc dù cấm, nhưng các quán bar, karaoke hay những tụ điểm vui chơi ngoài trời nhỏ, rất hiếm đóng cửa trước 24h. Do vậy, khi xã hội ngày càng phát triển, nếu cấm bằng một quyết định hành chính thì cũng không bao giờ cấm được, mà cần tìm cách quản lý là tốt nhất.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Thái Dũng - Phó Tổng GĐ Công ty Thăng Long GTC - nêu quan điểm: “Việc UBND TP Hà Nội bỏ quy định giờ “giới nghiêm” là phù hợp với chính sách coi dịch vụ (trong đó có dịch vụ du lịch) là ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô trong thời gian tới”. Tuy nhiên, ông Dũng cũng kiến nghị thêm Hà Nội cũng là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước, do vậy, bên cạnh việc phát triển các loại hình vui chơi, giải trí, kéo dài thời gian vui chơi đến đêm muộn và mở rộng địa bàn, phạm vi được vui chơi qua đêm, thì Hà Nội cũng cần khoanh vùng những khu vực vui chơi giải trí để quản lý chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, hạn chế các tệ nạn xã hội... và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hơn nữa.
Ngoài việc nới thời gian vui chơi giải trí, Hà Nội cần khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp thêm các dịch vụ du lịch, như chú trọng khai thác tiềm năng du lịch của đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội với các dịch vụ ẩm thực, trò chơi nước... Để doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng các hình thức dịch vụ, Nhà nước cần đầu tư hạ tầng 2 bên bờ sông Hồng như kè bờ sông Hồng, tạo đường dạo, công viên cây xanh... Từ đó, các hoạt động dịch vụ sẽ phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô.
Lưu Nhi
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 14:46
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 13:00
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24