Có nên tăng hình phạt tiền, giảm hình phạt tù?
Nữ 'phật tử' vào chùa, xỏ 'nhầm' hàng chục đôi giày hàng hiệu | |
Án mạng xuất phát từ lời mời bia “dô 100%” |
Luật sư Dương Kim Sơn (Đoàn luật sư TP Hà Nội): “Cần có cái nhìn toàn diện”.
Theo tôi, việc quy định tăng hình phạt tiền, giảm hình phạt tù sẽ giúp người phạm tội có cơ hội khắc phục lỗi lầm, được trở lại với cộng đồng sinh hoạt và lao động, và hơn thế nữa, thay vì áp dụng hình phạt tù bằng hình phạt tiền sẽ giảm tải cho hệ thống trại giam, giảm gánh nặng cho xã hội và cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc quy định tăng hình phạt tiền, giảm hình phạt tù dẫn đến rất nhiều hạn chế. Nước ta là một nước đang phát triển, đời sống của nhân dân còn khó khăn, chênh lệch giữa giàu và nghèo lớn, với quy định áp dụng hình phạt tiền làm hình phạt chính vô hình chung sẽ làm tăng sự bất công trong xã hội bởi cùng một hành vi phạm tội nhưng những người có tiền nộp thì được trả tự do, còn người nghèo thì phải đi tù.
Bên cạnh đó, mục đích của hình phạt nhằm trừng trị người phạm tội, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội. Vậy câu hỏi được đặt ra khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong hình sự liệu có đủ răn đe đối với người phạm tội hay không? Bởi, với những người có tiền họ sẽ không ngần ngại bỏ ra một khoản để không phải đi tù. Và như thế trong suy nghĩ của họ với tội danh này nếu có thực hiện cũng chỉ bị xử hình phạt tiền, sẽ không đủ sức răn đe và ngăn ngừa họ phạm tội mới. Điều này dẫn tới việc làm tăng sự coi thường pháp luật của một bộ phận trong xã hội…
Giảm hình phạt tù là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam đang trong giai đoạn học hỏi kinh nghiệm pháp luật quốc tế. Thiết nghĩ, các nhà lập pháp khi tiến hành sửa đổi BLHS cần phải có cái nhìn toàn diện, pháp luật được ban hành phải phù hợp với hệ thống pháp luật và phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Theo tôi, nên quy định rõ việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chỉ được áp dụng với những loại tội phạm về kinh tế, môi trường; sở hữu; trong khung hình phạt ít nghiêm trọng; trong trường hợp vô ý phạm tội. Còn trường hợp trong thời hạn luật định người phạm tội không chấp hành hình phạt tiền thì sẽ chuyển sang hình phạt tù. Cần phải có quy định rõ cũng như có văn bản hướng dẫn thi hành quy định về tiêu chí quy đổi và cách tính từ hình phạt tiền sang hình phạt tù như thế nào.
TS. Đinh Thế Hưng (Trưởng phòng Tư pháp hình sự Viện Nhà nước và pháp luật - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam): “Dễ dẫn tới bất công”.
Một trong nội dung quan trọng của việc sửa đổi BLHS Việt Nam hiện hành là mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền và song song với nó là thu hẹp phạm vi, đối tượng áp dụng hình phạt tù với tư cách là một loại hình phạt tương đối nghiêm khắc chỉ sau tù chung thân và tử hình trong hệ thống 7 loại hình phạt chính và 7 loại hình phạt bổ sung. Đặt ra vấn đề trên là hoàn toàn phù hợp với xu hướng nhân đạo của luật hình sự hiện đại cũng như hiệu quả của các loại hình phạt này trong thời gian qua. Nghị quyết Bộ Chính trị về cải cách tư pháp cũng đã đề cập đến nội dung này.
Tuy nhiên, câu chuyện phức tạp lại nằm ở chỗ phạm vi áp dụng hình phạt tù hay tiền ở những loại tội phạm nào? Để giải quyết, có lẽ phải bắt đầu từ mục đích của luật hình sự và chế định hình phạt của nó. Luật hình sự có mục đích khôi phục lại các giá trị xã hội bị tội phạm làm biến dạng đồng thời trả lại cho xã hội một con người lương thiện bằng cách xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm phạm đến các giá trị đó. Xử lý nghiêm khắc không có nghĩa là trừng trị mà thông qua trừng trị để giáo dục hay nói cách khác muốn giáo dục phải trừng trị .
Tù hay tiền đều phải xuất phát từ đó. Để thiết kế hệ thống hình phạt cho từng tội danh và các trường hợp phạm tội cụ thể, những nhà làm luật luôn tôn trọng nguyên tắc ngang bằng giữa tính nghiêm trọng của hành vi và các hình phạt. Điều đó có nghĩa có những loại tội mà hậu quả gây ra cho xã hội không thể đền bù được bằng tiền hoặc nếu phạt tiền không đủ giáo dục răn đe như các tội gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe… Ngược lại những tội phạm về kinh tế hay sở hữu, môi trường… thì có thể cân nhắc mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền.
Luật sư Trịnh Khánh Toàn (VPLS Quốc Thái): “Nên áp dụng với từng loại tội phạm”.
Giảm áp dụng hình phạt tù, mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không mang tính giam giữ như phạt tiền, cải tạo không giam giữ là xu thế chung của các nước tiến bộ trên thế giới. Trong lần sửa đổi này chúng ta cũng nên theo xu thế này vì nó phù hợp với sự phát triển của kinh tế đất nước. Đây là xu hướng tiến bộ, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng rất hiệu quả.
Việc giảm hình phạt tù, mở rộng hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ có nhiều ưu điểm như giảm chi tiêu công cho nhà nước trong quá trình cải tạo người phạm tội như chi tiêu cho xây dựng cơ sở giam giữ, cán bộ... Hơn nữa việc mở rộng hình phạt tiền còn tăng thu ngân sách từ tiền phạt. Riêng với hình phạt tiền cần mở rộng cả quy định ở hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc khi mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt không giam giữ dễ dẫn đến việc pháp luật sẽ thiếu tính răn đe và coi thường pháp luật.
Việc mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không mang tính giam giữ như phạt tiền, cải tạo không giam giữ chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp cụ thể và các tội phạm cụ thể. Cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng đối với những người phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân tốt và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Cũng có thể buộc lao động công ích đối với những người được áp dụng loại hình phạt này. Hình phạt tiền chỉ nên áp dụng hình hình phạt tiền đối với trường hợp phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Phạm vi áp dụng cũng cần có giới hạn nhất định chỉ nên áp dụng đối với các tội như vi phạm các quy định về giao thông hay nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, tội cho vay nặng lãi, tội trốn thuế... Có thể quy định phạt nặng ở cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Cũng có thể nghiên cứu quy định hình phạt tiền là hình phạt chính duy nhất đối với tội kinh doanh trái phép, tội trốn thuế, tội cho vay nặng lãi...
Võ Hoàng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin nóng 23/12/2024 17:26
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng
Pháp đình 20/12/2024 14:23
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Tư vấn luật 18/12/2024 16:50
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48