Có nên bãi bỏ hình phạt tử hình?
![]() | Đề xuất bỏ án tử hình với 7 tội danh |
Đã có rất nhiều nghiên cứu về hình phạt tử hình, mà cụ thể là nghiên cứu về sự tồn tại của hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt. Theo PGS TS. Nguyễn Ngọc Chí, về cơ bản có hai quan điểm: Quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình vì cho rằng việc duy trì hình phạt tử hình là không nhân đạo, là vi phạm nhân quyền, tước bỏ quyền thiêng liêng nhất của con người là quyền được sống cho dù với bất kỳ lý do nào; duy trì hình phạt tử hình sẽ không còn điều kiện giáo dục, cải tạo người phạm tội, do đó mục đích của hình phạt không đạt được...
Hình phạt tử hình không những là biện pháp quá hà khắc đối với người phạm tội mà còn gây tổn thương đến người thân của họ, nhất là đối với người chưa thành niên và cuối cùng hình phạt tử hình không những không làm giảm tình hình tội phạm (phòng ngừa chung) mà còn là mầm mống của sự chống đối và bất ổn xã hội.
![]() |
TAND TP Hải Phòng xét xử vụ buôn bán ma túy với một bị cáo lĩnh án tử hình |
Còn những ý kiến duy trì hình phạt tử hình lập luận rằng, không phải duy trì hình phạt tử hình là không nhân đạo mà tính nhân đạo thể hiện ở việc trừng trị người phạm tội (số ít) để bảo vệ tính mạng và những lợi ích của số đông (tất cả mọi người) trong xã hội và tính nhân đạo còn thể hiện ở việc thi hành hình phạt tử hình làm sao cho “tử tội” được “ra đi” nhẹ nhàng nhất, cũng như không mang tính khủng bố tinh thần đối với người khác. Ngoài ra, những người ủng hộ quan điểm này còn đưa ra những lý do: Không duy trì hình phạt tử hình sẽ không ngăn chặn được những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm hại đến lợi ích chung của xã hội, những quyền tự nhiên, cơ bản, thiết thân của con người như quyền sống, quyền an toàn thân thể… và vì vậy mục đích phòng ngừa chung đối với tội phạm đạt hiệu quả cao…
Lập luận của hai quan điểm trên đã, đang và sẽ là những cuộc tranh luận trái chiều. Bản chất cho vấn đề cốt lõi nêu trên là ở việc nhân dân đã muốn bỏ hình phạt tử hình hay chưa. Về nguyên tắc, nhân dân quyết định mọi vấn đề của đất nước thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ gián tiếp bằng đại diện của mình tại các cơ quan quyền lực là Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Duy trì hay xóa bỏ hình phạt tử hình là vấn đề quan trọng nên thường được thực hiện bởi hình thức dân chủ trực tiếp - trưng cầu ý dân. Trước khi qui định xỏa bỏ hình phạt tử hình các quốc gia trong khối EU đã đưa vấn đề này ra trưng cầu ý dân và đa số đồng ý. Hiện nay một trong những điều kiện (bắt buộc) để gia nhập EU của quốc gia mới phải chấp thuận việc bãi bỏ hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt của quốc gia mình và họ cũng phải trưng cầu ý dân về sự tồn tại của hình phạt tử hình.
Cũng theo xu hướng này, các thiết chế tư pháp quốc tế trừng trị tội phạm quốc tế lập ra những năm gần đây đều không qui định hình phạt tử hình. Qui chế Rome 1988 về Tòa án hình sự quốc tế được thành lập để xét xử đối với những tội phạm đặc biệt nghiên trọng nhất xâm phạm lợi ích chung của nhân loại là tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội chiến tranh và tội xâm lược nhưng cũng không qui định hình phạt tử hình để áp dụng đối với người phạm tội. Như vậy, việc bỏ hay duy trì hình phạt tử hình hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người dân trên cơ sở nhận thức và mong muốn của họ.
Theo PGS TS. Nguyễn Ngọc Chí, việc duy trì hình phạt tử hình trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, tuy nhiên cần thu gọn phạm vi áp dụng loại hình phạt này. |
Cũng theo PGS TS. Nguyễn Ngọc Chí, việc duy trì hình phạt tử hình trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, tuy nhiên cần thu gọn phạm vi áp dụng loại hình phạt này. Việc thu gọn hình phạt tử hình xét ở cấp độ áp dụng pháp luật: Do hình phạt tử hình là loại hình phạt đặc biệt áp dụng cho những đối tượng đặc biệt trong những trường hợp đặc biệt, cần thiết và nó đang trong quá trình tiến tới được Bộ luật Hình sự xóa bỏ nên khi áp dụng cần có sự cân nhắc thận trọng trong cơ chế chặt chẽ, có nhiều tầng nấc.
Trước hết cần có những hướng dẫn để tòa án chỉ áp dụng hình phạt này như là biện pháp cuối cùng sau khi đã có đánh giá chính xác cụ thể mọi tình tiết vụ án. Mọi trường hợp áp dụng hình phạt tử hình cần qua các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm để xem xét tính hợp pháp, hợp lý và nhất là sự cần thiết khi áp dụng hình phạt này.
Hoàng Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”
Tin khác

Bắt khẩn cấp 21 đối tượng lạng lách, đánh võng gây rối trật tự công cộng ở Long Biên
Tin nóng 31/03/2025 07:50

Triệu tập nhóm "quái xế" lạng lách trên cầu Nhật Tân
Tin nóng 30/03/2025 18:24

Đồng Nai: Mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5
Tin nóng 30/03/2025 16:56

Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con
Tin nóng 30/03/2025 10:33

Nghệ An: Xử phạt người cắt ghép ảnh đại biểu Quốc hội, đăng tin giả để tăng tương tác
Tin nóng 29/03/2025 13:02

Người đàn ông nước ngoài rơi từ lan can tầng 5 chung cư Linh Đàm
Tin nóng 28/03/2025 21:01

Cảnh báo tình trạng hàng loạt website cơ quan Nhà nước bị chèn link quảng cáo cờ bạc
Tin nóng 28/03/2025 17:43

"Cắt đá tìm ngọc" người phụ nữ bị lừa gần 300 triệu đồng
Tin nóng 28/03/2025 12:50

Nghệ An: Học sinh lớp 11 bị đánh hội đồng phải nhập viện
Tin nóng 27/03/2025 20:02

Đồng Nai: Xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực môi trường
Tin nóng 27/03/2025 14:44