Chuyến xe đặc biệt của bà giáo ở Long Biên

(LĐTĐ) Đó là chuyến xe tự chế được bà Đặng Thị Hà (Ái Mộ, Long Biên, Hà Nội) mỗi ngày đều đặn đưa đón lũ trẻ từ trường mầm non về nhà trông nom, lúc bố mẹ chúng chưa kịp về đón. Những đứa trẻ ở đây được bà chăm sóc cẩn thận, giành cho chúng tình yêu thương như con cháu trong nhà.
chuyen xe dac biet cua ba giao o long bien Chân dung cô giáo bộ môn Giáo dục công dân được học sinh lập hẳn fanpage
chuyen xe dac biet cua ba giao o long bien Ngày xuân ghé thăm “đất tổ” ca trù

Mỗi ngày làm việc của bà Hà bắt đầu từ lúc 4 giờ 30 chiều, khi tiếng trống Trường Mầm non Bồ Đề báo hiệu giờ tan học vang lên, bà lại đẩy chiếc xe tự chế của mình đến trường đón lũ trẻ. Chúng gọi bà là “bà giáo”, hễ thấy bà đến là cứ nháo nhác cả lên, ôm vai, bá cổ đòi bà bế ẵm. Nhà bà chỉ cách trường một khúc cua vào con ngõ nhỏ, vì thế mà đứng ở nhà, không cần nhìn đồng hồ, bà vẫn có thể biết được giờ tan trường nhờ tiếng trống vọng sang.

Chiếc xe của bà được chế từ xe đẩy hàng, hàn thêm vách ngăn bốn xung quanh để lũ trẻ đứng vào bên trong có chỗ vịn, khỏi ngã. Bà bảo, nếu không có chiếc xe này thì phải cắp nách vài đứa một chuyến về nhà, đứa trước đứa sau lại khó kiểm soát, mà đứa về sau nó lại phải đợi mình. Thế nên vợ chồng bà đã nghĩ ra cách để có thể đón chúng về một lượt, chỉ cần cho những đứa nhỏ đứng vào, đứa lớn hơn thì có thể đi bộ 2 bên.

chuyen xe dac biet cua ba giao o long bien

Đứa nào cũng thích được đứng lên xe để bà đẩy, nhưng vì chiếc xe khá nhỏ, chỉ đủ chỗ cho 7 đến 8 đứa. Lúc đầu, đứa nào cũng tranh nhau để được lên xe, thuyết phục mãi mấy đứa lớn hơn mới chịu nhường em để đi bộ bên cạnh, nhưng tay đứa nào cũng bám vào xe như muốn giúp bà đẩy chuyến xe đưa các em cùng về. Mỗi đoạn đường có chuyến xe của bà đi qua là cứ rộn rã, vui tươi hẳn lên bởi tiếng cười nói, tiếng lũ trẻ í ới gọi, rồi chào hỏi những người bán hàng bên đường.

Trước kia, bà cũng là giáo viên mầm non, đến tuổi, đủ năm công tác thì bà về nghỉ hưu. Dạo trước, khi mới nghỉ việc ở trường, bà cảm thấy buồn chân buồn tay, nhớ nghề, nhớ lũ trẻ. Một số người hàng xóm của bà có con nhỏ đang học mầm non dạo ấy lại thường đi làm về muộn, không thể đón con đúng giờ tan học. Vì vậy, bà nhận đón hộ về nhà chơi, lúc nào phụ huynh đi làm về thì ghé qua nhà bà để đón con. Cũng vì muốn làm việc cho khuây khỏa nên bà chỉ giúp chứ không lấy công. “Có chúng nó về đây chơi mình thấy đỡ buồn, nếu không trông lũ trẻ thì mình cũng chơi không chứ có làm gì đâu”. Vì nghĩ vậy nên bà chẳng nghĩ đến chuyện công sá làm gì.

Dần dà, nhiều người có nhu cầu gửi con ngoài giờ khi chưa kịp về, lại nhờ bà Hà đón về trông giúp. Bà cũng chỉ lấy tiền công ở mức vừa phải, đủ để thêm pha vào đồng lương hưu ít ỏi, trích một phần để mua đồ chơi cho các cháu, thỉnh thoảng mua cho chúng đồng quà, tấm bánh. Giờ đây, cứ mỗi buổi chiều về, trên chuyến xe đặc biệt của bà, từ trường về đến nhà, lúc nào cũng ríu rít tiếng nói, tiếng cười của hơn chục đứa trẻ. Đứa lớn nhất ở đây chừng 5 tuổi, bé hơn thì lên 2. Vì không cùng một lứa nên cách chăm sóc cũng khác nhau, đồ chơi cho bé gái cũng khác với đồ chơi cho bé trai, rồi tâm tính cũng khác. Nhưng nhờ có kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc trẻ nên bà luôn có trò chơi cho tất cả các bé.

chuyen xe dac biet cua ba giao o long bien

Nói về những khó khăn khi chăm sóc các cháu, bà chia sẻ, “Sẽ có rất nhiều khó khăn nếu không hiểu tâm lý của từng lứa tuổi, nếu ở trường các cháu được xếp lớp theo độ tuổi, thì ở đây, một lớp chung cho tất cả. Chính vì thế mà mình phải để ý từng chi tiết nhỏ để không xảy ra xung đột giữa chúng”. Ở “lớp” của bà, những em lớn được bà kê bàn ghế cho ngồi vẽ, xếp hình, đọc sách, lứa nào đang tập viết chữ thì bà luyện cho viết chữ, học toán, nhỏ hơn thì có đồ chơi riêng cho từng cháu.

Mặc dù phân chia rồi nhưng nhiều khi chúng cũng tranh giành đồ chơi của nhau, bà phải hướng dẫn để những đứa lớn biết chơi, biết nhường nhịn, thậm chí biết chăm sóc các em nhỏ như em của mình. Đó là cách giáo dục để lớn lên chúng nó biết thương yêu gia đình, người thân, nếu không sẽ trở nên ích kỷ.

Những người nhờ bà đón con về trông thường là người lao động bình thường, có người cắt tóc gội đầu, người chạy xe ôm, công việc không có giờ giấc cụ thể nên thường về muộn. Người về sớm thì 6 đến 7 giờ, muộn thì 9 giờ tối. Bà kể, nhiều đứa còn nhỏ, lúc đầu cứ thấy các bạn được bố mẹ đón về trước mà mình chưa được đón thì khóc nức nở, phải tìm đủ mọi cách để thuyết phục, dỗ dành thì mới nín. Đã thế chúng lại hay khóc theo kiểu “dây chuyền”, hễ đứa này khóc là đứa kia cũng khóc theo. Nhiều hôm cứ như “dàn đồng ca”, phải mất một thời gian chúng mới dần quen và chơi ngoan hơn. Giờ đây, nhiều lúc mẹ đến đón mà có cháu còn cứ nán lại chơi thêm một lúc rồi mới ra về.

Giờ trông trẻ đúng vào giờ cơm chiều, hôm nào nhà bà cũng phải đợi phụ huynh đón lũ trẻ về, khoảng 7 giờ tối, bà mới bắt đầu vào bếp. Hai vợ chồng bà luôn phải túc trực để canh chừng lũ trẻ, bà ở trong nhà dạy học rồi chơi với chúng, rửa mặt mũi tay chân, thu xếp cặp sách, giầy dép gọn gàng, đưa chúng đi vệ sinh. Đôi lúc còn phải đứng ra phân xử khi có xảy ra “xung đột” tranh giành đồ chơi. Chồng bà thì kê ghế trước cửa nhà để ngồi trông chừng, không để chúng chạy ra đường. Cứ thế, hai ông bà “phân chia khu vực” để canh chừng lũ trẻ.

Chị Phạm Thu Hương (Long Biên, Hà Nội) gửi con tại nhà bà Hà đã hơn một năm chia sẻ: “Mình rất yên tâm khi gửi bà giáo đưa đón và trông con giúp. Bà là người rất tâm huyết với nghề từ khi còn công tác đến bây giờ, cẩn thận và đặc biệt là rất nhiệt tình. Nhiều lúc các phụ huynh bận việc không đón con đúng giờ được, bà đều trông nom, quan tâm hệt như con cháu trong nhà vậy.

Bà còn biết rõ đứa nào thích ăn cái gì, thế nên trước khi ra đón các cháu, thỉnh thoảng bà lại luộc sẵn nồi ngô, nồi khoai…để chúng về ăn. Những việc không tên ấy lại thêm vất vả cho bà nhưng bà chẳng màng chuyện thêm công sá. Bà bảo giúp được thì giúp, miễn là các cháu được an toàn, bố mẹ các cháu yên tâm gửi gắm. Vì thế nên bọn trẻ cũng như phụ huynh ở đây, ai cũng đều rất quý mến, tin tưởng và coi bà như người ruột thịt”.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối ngày 26/9, tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm), Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương đã được khai mạc, đông đảo người dân, du khách đã đến tham quan, mua sắm.
Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

(LĐTĐ) Ngày 2/10 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô” và tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

(LĐTĐ) Chiều 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cựu quân nhân; cựu chiến binh; gia đình chính sách tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo “Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/9, quận Bắc Từ Liêm tổ chức gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp (DN), doanh nhân, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).

Tin khác

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

(LĐTĐ) Làm doanh nghiệp đã khó, tham gia công đoàn lại đảm đương chức Chủ tịch công việc còn bộn bề và khó hơn nhiều. Song vượt qua tất cả, anh Mã Chí Linh Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng Đại Phú Phát đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Minh chứng sinh động nhất, anh là một trong những Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vinh danh.
Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Quyên - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Nam Tiến B, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, luôn nhiệt tình và đi đầu trong công việc, thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành giáo dục huyện, nhà trường phát động…
Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Anh Ngô Minh Khôi, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Tô Hiệu (Liên đoàn Lao động huyện Thường Tín) đã được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tặng Bằng khen “Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn năm học 2023-2024”.
Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

(LĐTĐ) Bác sĩ Dương Thị Trà Giang (bác sĩ nội trú tại Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), luôn được đồng nghiệp và bệnh nhân quý mến khi mang trong mình sự nhiệt huyết với nghề y và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Với nhiều sáng kiến y khoa xuất sắc, chị đã góp phần chăm sóc sức khỏe sản phụ và thai nhi, được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Chuyện về một giáo viên giàu lòng nhân ái

Chuyện về một giáo viên giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Cô Trịnh Thị Vinh - giáo viên Trường Mầm non Hương Sơn B (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) là một người luôn năng nổ, nhiệt tình và chủ động trong công việc, hết lòng với học sinh thân yêu. Cô cũng là người tích cực với hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.
Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc

Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc

(LĐTĐ) Với 64 tuổi đời, 41 năm tuổi Đảng, hơn 30 năm trải nghiệm qua nhiều cương vị công tác; ông Nguyễn Trung Tuyến - Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn phát huy tốt vai trò, cùng tập thể vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

(LĐTĐ) Gắn bó với doanh nghiệp từ ngày đầu thành lập và trong gần 30 năm qua, đồng chí Vũ Thúy Nga - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Trung Thành (thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai), đã nỗ lực, tâm huyết đưa tổ chức Công đoàn đồng hành với sự phát triển của Công ty; khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo môi trường làm việc vui vẻ, đoàn kết, thân thiết.
Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Con đường nối liền thôn xóm được bê tông hóa, rộng, sạch, đẹp mang đến niềm vui không nhỏ cho người dân thôn Chân Chim (xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Để có được con đường này, anh Nguyễn Văn Hanh (chủ trang trại Minh Phú, thôn Chân Chim, xã Phúc Lâm) cùng gia đình đã người tiên phong hiến đất mở rộng đường xây dựng nông thôn mới.
Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Mạnh dạn phát triển mô hình kinh doanh tổng hợp, anh Bùi Quang Nam (xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho hàng chục lao động và giúp đỡ nhiều hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm. Anh được vinh danh “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2023.
Chủ tịch Công đoàn trường mầm non luôn tâm huyết với nghề

Chủ tịch Công đoàn trường mầm non luôn tâm huyết với nghề

(LĐTĐ) Với những cố gắng nỗ lực cùng sự tâm huyết với nghề, cô giáo Nguyễn Thị Huyền - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Minh Tân (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) luôn ý thức và đi đầu thực hiện phong trào "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học - sáng tạo", “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…
Xem thêm
Phiên bản di động