Chuyện về thầy “muôn năm cũ”
Người phụ nữ hơn nửa thế kỷ thờ chồng nuôi con | |
Hạnh phúc khi được cứu người |
Níu giữ những giá trị vô giá của tiên tổ
Chính thức khai trương lớp dạy học chữ Nho miễn phí cho người dân từ năm 2010, tại chính tư gia của người thầy quá cố, nơi năm xưa thầy Nguyễn Phú Hiệp vẫn miệt mài ngồi lắng nghe thầy Trường Minh (thầy dạy chữ Nho của thầy Hiệp) giảng bài, giảng đạo. Chính bởi những kỷ niệm khắc sâu ấy, thầy Hiệp đã nung nấu quyết tâm tiếp bước người thầy của mình, truyền thụ lại những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần đặc sắc của Nho học cho thế hệ trẻ.
Kể về cuộc đời và “duyên tiền kiếp” khiến mình trở thành người gìn giữ giá trị văn hóa “cổ”, thầy Nguyễn Phú Hiệp (tự Mạt Phu) chia sẻ, thầy lớn lên trong một gia đình thuần nông, không ai theo nghiệp học hành. Gia cảnh nghèo khó, nên học hết lớp 7/10 thầy Hiệp phải bỏ ngang việc học hành để bắt đầu cuộc sống mưu sinh đầy khốn khó. Năm 1996, nghe nói trong làng có thầy Trường Minh, vốn là cụ đồ Nho nổi tiếng tinh thông Hán học, thầy Hiệp mạnh dạn tìm đến tầm sư học đạo.
Thầy Nguyễn Phú Hiệp hạnh phúc khi được truyền lại giá trị văn hóa cổ xưa mà cha ông để lại. |
Sau 7 năm đằng đẵng theo học, đúng vào lúc sự học thăng tiến thì thầy Trường Minh bất ngờ lâm bệnh nặng và mất. Trước khi quy tiên, thầy Minh gọi thầy Hiệp đến bên dặn dò: “Ta truyền chữ cho các con, không thì ta mang đi cũng phí, con gắng nối được chí ta, ta dù nhắm mắt nơi cửu tuyền cũng mát lòng hả dạ…”.
Ít ai ngờ rằng, chỉ với mấy lời di huấn trước khi lâm chung của người thầy Trường Minh đã khiến người học trò nghèo khi đó ám ảnh, để rồi từ đó thành động lực thôi thúc, thúc giục thầy Hiệp phải làm một việc gì đó có ý nghĩa như thể trả ơn người thầy của mình. Từ đây, ý nghĩ về việc mở một lớp dạy học chữ Nho miễn phí cho người dân bắt đầu nảy sinh trong suy nghĩ của thầy Hiệp và rồi quyết tâm đã biến thành hành động, lớp học chữ Nho ra đời từ đó. Nói về quyết định bất ngờ của mình thầy Hiệp chỉ gói gọn trong 3 chữ đó là “duyên tiền kiếp”, bởi thầy coi đó là trách nhiệm với lớp hậu bối, là cái duyên “mắc nợ” mất rồi…
Chia sẻ về lớp học của mình, thầy Nguyễn Phú Hiệp cho biết, ngày mới khai giảng lớp đơn thuần chỉ dạy cho con em trong nhà, ai dè tiếng "thầy Hiệp chữ Nho" cứ thế lan ra, nhiều người thi nhau tìm đến xin học. Thế hệ học trò đến đây với đủ mọi thành phần lứa tuổi, trẻ có, già có, công nhân, nông dân, giáo viên, viên chức, thầy cúng… đều có cả, miễn sao những người tìm đến với thầy Hiệp đều có tinh thần cầu sư học đạo. Lâu dần, không riêng trong xã Đông La mà người dân các xã lân cận như: Sơn Đồng, Quốc Oai, Thạch Thất… cũng lặn lội tìm đến thầy Hiệp xin theo học.
“Mặc dù ban ngày phải làm việc, phải lao động vất vả, nhưng tối đến được lên lớp, được gặp gỡ những học trò hiếu học là tôi lại thấy mệt mỏi như tan biến. Thậm chí, nhiều hôm mưa to, gió bão mà học trò vẫn tìm đến nhà để được nghe tôi giảng bài, đó thật sự là niềm vui và hạnh phúc. Bởi, tôi không chỉ truyền thụ lại được những kiến thức mình đã được học cho các bạn, mà còn thực hiện được di nguyện mà người thầy của mình đã căn dặn, đó là gìn giữ và phát huy được giá trị văn hóa cổ xưa”, thầy Hiệp bộc bạch.
Dạy chữ là dạy đạo lý làm người
Để cho dễ nhớ, thầy Hiệp đặt tên lớp của mình là “Huỳnh Môn Hi”, ban đầu những tưởng lớp học Huỳnh Môn Hi sẽ không thể duy trì nổi lâu, vậy mà đến nay cũng đã ngót nghét gần chục năm tồn tại. Mỗi năm, lớp học trò mới cứ về đây mỗi lúc một đông đúc hơn, đến nỗi thầy Hiệp phải chia ca, chia kíp thành các lớp đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và sắp tới đệ tứ để giảng dạy cho phù hợp với sự lĩnh hội của học trò. Với lịch đó, một tuần thầy Hiệp lên lớp 3 buổi: Thứ Ba đứng lớp đệ nhất, thứ Sáu đứng lớp đệ tam, Chủ nhật đứng lớp đệ nhị, mỗi lớp cũng chừng từ 15 - 20 học trò.
Trời Hà Nội vào thu, gió heo may đã thổi, trong cái bảng lảng của sương khói chiều thu, những vần thơ của thi sĩ Vũ Đình Liên như đang vẳng bên tai “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ”? Vâng, cố thi sĩ không còn nhưng may thay những câu hỏi đau đáu của ông thì vẫn còn không ít người “cố níu” lại, trong đó có thầy Nguyễn Phú Hiệp… |
Về phương pháp dạy, theo thầy Hiệp chương trình được mô phỏng đúng theo chương trình cổ học. Lớp đệ tam và đệ nhị học chữ Nho, lớp đệ nhất học chữ Nôm. Theo đó, học trò sẽ được học viết chữ Nho trong sách "Nhập môn cách cú" (do chính thầy biên soạn), rồi "Tam tự kinh", "Sơ học vấn tân", "Minh đạo gia huấn", "Ấu học ngũ ngôn” và cuối cùng là "Kim Vân Kiều truyện", "Đại Nam quốc sử diễn ca". Đó là những cuốn sách do tiền nhân biên soạn, nói lên các mối quan hệ trong xã hội: Con người, nhân quần, xã hội, trị gia, trị quốc, tu dưỡng cá nhân, đã phần nào cung cấp cho người học những hiểu biết nhất định.
Thầy Hiệp quan niệm, việc dạy chữ không chỉ là dạy học vấn, là biết mặt con chữ, mà quan trọng hơn ấy còn là cách tiếp cận “đạo Thánh hiền”. Nó là phép tắc, lối ăn ở, ứng xử giữa người với người trong giao tiếp xã hội. Con người là gốc, là nền tảng, là trung tâm của xã hội, hình ảnh con người như thế nào sẽ phản ánh một xã hội thế đó.
Với chương trình dạy học của mình, lớp học của thầy Hiệp vì thế cũng có những độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, đa phần đều là những người trong độ tuổi từ 30 - 70 tuổi. Bởi thế, để tiện xưng hô trong mỗi lần đứng lớp, thầy Hiệp chủ động xưng tôi, có khi gọi trìu mến là trò, có lúc lại thưa bác, thưa anh…nhằm tạo không khí thân tình, thoải mái. Tuy nhiên, dù không khắt khe trong cách gọi, cách giao tiếp nhưng trong việc dạy, thầy Hiệp tuyệt đối nghiêm khắc.
Thầy Hiệp kể, người đến học có khi là giảng viên đại học, nhưng sau không theo nổi chương trình đã được thầy Hiệp mời về “tu luyện tiếp”. Có người đã 60, 70 tuổi theo học đã mấy năm, nhưng học còn kém, thầy sẵn sàng cho "lưu ban" trường kì. “Lớp đông, nhiều thành phần khác nhau, có người đến rồi đi, có người kiên trì bám trụ, tôi không bao quát hết được. Vì thế, điều trở ngại duy nhất mà tôi gặp phải trong suốt quá trình giảng dạy là không thể theo sát hết các học trò. Mà học chữ Nho theo phương thức của tiền nhân, vai trò hướng dẫn của người thầy là rất quan trọng”.
Chia tay thầy Nguyễn Phú Hiệp, tôi cứ băn khoăn mãi một điều rằng, ngày ngày vẫn phải đánh vật với cuộc sống, rồi đêm đến lại sáng đèn lên lớp giảng bài, có bao giờ người thầy ấy cảm thấy mệt mỏi và muốn buông xuôi lớp học? Thế nhưng, chính quan điểm của thầy Hiệp đã xóa tan suy nghĩ của chúng tôi bởi theo thầy Hiệp, là người đi dạy chữ, chữ đâu chỉ là chữ, đó còn là lễ nghi, đạo lí, dạy chữ cũng chính là hành đạo, mà đã là hành đạo thì đâu có thể nói chuyện tiền nong và càng không thể buông xuôi…
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10