Chuyện về những người “vác tù và hàng tổng”

(LĐTĐ) “Gần gũi, thân thiện và trách nhiệm…” đó là đánh giá về những người trưởng thôn đang hằng ngày tận tụy, tâm huyết với công việc, góp phần giữ bình yên thôn xóm, làm giàu cho quê hương. Họ còn được người dân gọi vui là những người “vác tù và hàng tổng” bởi tất cả các chuyện từ mâu thuẫn gia đình, hàng xóm, mất vệ sinh môi trường, trẻ nhỏ không có chỗ vui chơi, tuyên truyền văn hóa ứng xử trong cộng đồng… hễ vướng mắc nảy sinh là trưởng thôn có mặt.
chuyen ve nhung nguoi vac tu va hang tong Cụ bà 11 năm “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

Cầu nối hiệu quả

Thôn Đồng Bèn I thuộc xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai, Hà Nội) có 122 hộ với hơn 500 nhân khẩu, 4 dân tộc cùng chung sống. Do địa bàn giáp ranh với các xã trong và ngoài huyện nên trước kia, tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp. Đã từng có thời điểm trong vùng xảy ra một số vụ phạm pháp hình sự, tai nạn, tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, gần đây tình hình an ninh thôn xóm đã trở lại vẻ yên bình vốn có. Người dân trong thôn sống chan hòa, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Nhắc chuyện này, những người dân ở Đồng Bèn I bảo, có được kết quả này là nhờ sự góp công rất lớn của trưởng thôn Bùi Văn Quyền.

Chia sẻ về phương cách của mình, trưởng thôn Bùi Văn Quyền cho biết, việc trước tiên là làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nâng cao tinh thần cảnh giác.

Từ nền tảng này, sẽ giúp cộng đồng kịp thời phát hiện và đấu tranh, tố giác các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Cá nhân ông Quyền đề xuất xây dựng 4 cụm dân cư tự quản, thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát nắm tình hình, kịp thời giải quyết các vụ việc ngay tại cơ sở, không để hình thành điểm nóng, phức tạp… Bên cạnh đó, ông còn phối hợp với các đoàn thể, cảm hóa, giáo dục những người lầm lỗi, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.

chuyen ve nhung nguoi vac tu va hang tong
Xây dựng văn hóa đọc, nâng cao nếp sống ở thôn xã Văn Bình, huyện Thường Tín

Đặc biệt, với uy tín của mình, ông Quyền đã vận động đồng bào tham gia phòng, chống ma túy, nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy. Thông qua tuyên truyền “nhiều không” như: Không tin, không nghe, không làm theo những luận điệu lôi kéo, ép buộc, kích động của kẻ xấu, không gây rối trật tự xã hội… những người dân thôn Đồng Bèn I đã từng bước nhận thức và vững vàng trong tư tưởng, góp phần đảm bảo tốt an ninh chính trị ở địa phương.

Trưởng thôn Nguyễn Văn Sỹ, xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) lại để được những dấu ấn trong lòng người dân khi góp sức giúp thôn làng thêm xanh. Nghe kể, trước đây hơn 9.000m2 ao và khu đất công liền kề là nơi chứa nước, rác thải sinh hoạt của cả thôn Cương Ngô. Hệ lụy là, vào ngày hè nóng bức, ao làng bốc lên mùi hôi thối nồng nặc… Thực hiện nghị quyết của Huyện ủy Thanh Trì về tăng cường công tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới, xã Tứ Hiệp và đơn vị cấp cơ sở luôn xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là phải nâng cao nhận thức của nhân dân.

Nhận thức rõ rằng, khi nhân dân đồng thuận, công tác giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sẽ được duy trì bền vững, mỗi ngày ông Nguyễn Văn Sỹ và đại diện lãnh đạo xã, các đoàn thể đều xuống địa bàn trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tổng vệ sinh môi trường vào sáng thứ Bảy hằng tuần. Sau khi hoạt động này đi vào nền nếp, cấp cơ sở thôn và xã tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện tháo dỡ công trình lấn chiếm đất công, ủng hộ kinh phí cải tạo ao hồ, trồng hoa, cây xanh trên các tuyến đường; đồng thời, vận động 28 doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn ủng hộ kinh phí trồng cây xanh…

Tương tự, tại thôn Bình Vọng, xã Văn Bình (huyện Thường Tín) trước đây, công tác vệ sinh môi trường còn khá xa lạ với người dân Bình Vọng bởi hầu hết mọi người mới chỉ chú trọng “sạch nhà” mà để rác thải, nước thải xuất hiện khắp đường làng, ngõ xóm. Để Bình Vọng sạch, đẹp từ nhà ra ngõ Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc xã Văn Bình cùng lãnh đạo thôn đã họp dân triển khai nội dung, kế hoạch phấn đấu với những tiêu chí như: Không có người phạm tội và tệ nạn xã hội; không vi phạm trật tự an toàn giao thông; xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.

Trên nền tảng này, thôn đã xây dựng quy ước và thành lập được 24 nhóm liên gia tự quản bảo vệ môi trường. Các thành viên trong nhóm liên gia có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở các gia đình nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh tại gia đình và bảo vệ môi trường khu dân cư. Một thành công nữa trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo không gian sống trong lành ở Bình Vọng là việc thôn đã thống nhất bảo tồn gần 100 cây cổ thụ trên địa bàn. Cùng với đó, từ năm 2012, thôn cũng hoàn thành cải tạo, kè đá 5 ao làng nằm rải rác ở 3 xóm.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Bí thư Chi bộ thôn Bình Vọng cho biết: “Đây là việc làm cần thiết để giữ gìn hình ảnh đặc trưng của làng quê, đồng thời cải thiện môi trường sống của người dân, giúp địa phương giải quyết triệt để tình trạng ngập úng cục bộ về mùa mưa”. Chưa hết, hiện thôn Bình Vọng cũng đang là một trong những địa phương có thư viện thôn hoạt động hiệu quả nhất trên cả nước. Thư viện đã trở thành trung tâm văn hoá, là điểm đến quen thuộc của người dân trong thôn, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết cho người dân.

Gương mẫu và thân thiện

Ở một phương diện khác, thông qua phương cách vận động khéo léo và bản thân gương mẫu, ông Đinh Công Cải - trưởng thôn 8, xã miền núi Ba Trại (huyện Ba Vì) lại góp phần tích cực, vận động người dân góp sức người, sức của hoàn thiện hạ tầng giao thông trên địa bàn.

Theo tìm hiểu, ít năm trước Ba Trại là địa phương nghèo, hệ thống giao thông luôn trong tình trạng nắng thì bụi, mưa lầy khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Chính vì thế, hơn ai hết ông Cải hiểu được giá trị to lớn của những công trình dân sinh được Nhà nước đầu tư tại địa phương. Từ năm 2015 ông Cải luôn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất làm đường. Không chỉ tạo sự đồng thuận cao trong tập thể, ông Cải cùng cán bộ địa phương cũng xác định rõ trách nhiệm của các đảng viên, phải gương mẫu vận động gia đình đi đầu nhằm tạo sức lan tỏa đến các hộ dân.

Với phương châm, “dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, ông Cải đã trực tiếp đến từng hộ gia đình chuyện trò, phân tích để họ hiểu được ý nghĩa của công việc này. Một lần chưa thuyết phục được, ông lại kiên trì đến lần 2, lần 3... giúp người dân hiểu rõ chủ trương, đồng thuận hưởng ứng phong trào.

Đáng mừng là, khi hiểu được sự thiết thực của các công trình phúc lợi dân sinh mang lại, các hộ dân trong thôn đã tích cực ủng hộ. Theo tìm hiểu, ông Cải đã cùng chi bộ, lãnh đạo thôn 8 vận động được 60 hộ hiến đất cho công trình đình và chùa Văn Lai; 30 hộ hiến đất cho tuyến đường vào đình và chùa Văn Lai; 18 hộ hiến đất cho tuyến đường xóm Cầu Gỗ; 10 hộ hiến đất cho tuyến đường xóm Chu Minh... với tổng diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông.

Theo thống kê, hiện thành phố Hà Nội có tổng số 2.538 thôn và thực tế cho thấy, thôn có phát huy được vai trò tự quản tốt hay không là nhờ vai trò của trưởng thôn. Với phương châm “cán bộ là cái gốc của công việc”, “cán bộ nào, phong trào đấy”, người đứng đầu thôn trước hết phải là cán bộ có năng lực nhận thức và năng lực thực tiễn, biết chỉ đạo, biết tuyên truyền, vận động, biết quy tụ, tập hợp lực lượng đồng thời có phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, uy tín, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.

Chẳng thế mà, trong quá trình tiếp xúc với những trưởng thôn, hỏi thâm niên mới biết, người ít thì thường công tác vài năm, nhiều thì đến cả chục năm. Với họ, đảm nhiệm công tác ở vị trí trưởng thôn tuy vất vả, nhưng cũng là nhiệm vụ đáng tự hào. Đóng góp lặng lẽ của họ, đã và đang mang lại sự đoàn kết cộng đồng, niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở.

Nhắc chuyện này, ông Nguyễn Đức Huân - trưởng thôn Đồng Trì, xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) cho biết, làm trưởng thôn có những vất vả riêng. Đó là phải nắm vững hoàn cảnh của từng gia đình trong thôn, không kể khuya sớm, hễ gia đình nào có việc là họ thường gọi ngay tới trưởng thôn. Dĩ nhiên, trưởng thôn cũng phải có mặt ngay lập tức để chia sẻ và hòa giải.

Tiếp xúc với những trưởng thôn như ông Quyền, ông Sỹ, ông Cải… vẫn còn nhiều chuyện “nghề” và muôn vàn khó khăn chưa kể hết. Thế nhưng, sau những vất vả, những nỗi niềm tất cả họ - những trưởng thôn đều đang cho thấy sự nhiệt huyết với công việc, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Hơn hết, họ là người trực tiếp chuyển tải các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, huy động sức dân, duy trì tình làng nghĩa xóm, xây dựng văn hóa, nếp sống để tạo nên sức mạnh cộng đồng.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động