Chuyện về những người buôn cái cũ
Chuyện mới của người cũ
Ở con phố Đội Cấn, Ba Đình có hai cửa hàng đặc trưng cho sự hoài niệm về một Hà Nội xưa. Cửa hàng đánh biển số nhà 192 được chủ nhân của nó dành ra mộc góc nhỏ ngay phía mặt tiền để trưng bày tủ kính, bên trong là hơn chục chiếc điện thoại để bàn cổ. Có những chiếc điện thoại từ thời Pháp thuộc được giữ nguyên nước sơn phủ cho đến cả những vết xước, vết lõm mang giá trị về mặt thời gian. Khách xem có cảm tưởng như ông chủ cửa hàng muốn khoe bộ sưu tập hơn là muốn bán. Nếu thế cũng chẳng có nhiều chuyện để nói, điểm nhấn cho quán là gần chục chiếc xe đạp hiệu Peugeot, Aviac, Mercier…tất tật mang thương hiệu Pháp.
Không giống vẻ tĩnh lặng của ngôi nhà, chủ quán là người khá thân thiện với khách, số phận cùng kỉ niệm mỗi chiếc xe được ông nắm khá rõ. Chẳng hạn như chiếc Aviac này, vào những năm 1977 nó là cả một gia tài lớn của người Hà Nội, ví nôm na thì hệt như ta đang sử dụng một chiếc ô tô xịn. Ngày ấy, chỉ cần thấy cô gái nào được bạn trai đèo trên xe đạp mang nhãn hiệu này thì người ta sẽ cho rằng cô thuộc diện tốt phúc vì sắp được vào cửa gia đình có của ăn của để.
Khách đến cửa hàng cũng đều là những người hoài cổ, nhiều người đã bước sang tuổi 70 nhưng khi đã chót mê xe thì khó dứt lắm. Chiếc xe cổ phải đi liền với phụ tùng gốc, có những con ốc lùng vài năm trời chưa chắc đã có, lúc ấy chủ nhân của nó dù có cưỡi xe bát phố thì tâm trạng cũng chẳng thấy thoải mái chút nào.
Hiểu được tâm lý của khách nên ông chủ cửa hàng còn đứng ra làm đầu mối thu mua phụ tùng của người chán để bán cho người thèm. Nhưng đâu phải có tiền là mua gì cũng được vì đồ cổ luôn là đồ hiếm, nhất là với những chiếc xe có tuổi đời gần 100 năm. Khách đến đây ngoài chuyện mua xe, mua phụ tùng còn có dịp hàn huyên về xe, về Hà Nội của vài chục năm về trước và về niềm tự hào một thời của dân chơi Hà thành mà thú chơi ấy đâu phải ai cũng đủ kiên nhẫn và có điều kiện để theo đuổi.
Cửa hàng với nhiều bức tranh cổ động thời chống Mỹ.
Cách số nhà 192 vài bước chân là quán 184 Đội Cấn, tấm biển: “ Cà phê rang, xay- Cà phê người Hà Nội” chỉ là một tấm tôn nhỏ được sơn xanh làm nền mộc mạc và nhỏ bé như chính diện tích của quán. Cũng như hàng xóm 192, khách đến đây đều là những người thuộc lớp tuổi xưa nay hiếm. Đều đặn ngày đông cũng như hè, đúng 7h ông chủ lại kéo hai cánh cửa xếp của quán để mở hàng, ít phút sau những vị khách ruột lại lục tục kéo đến. Đương nhiên, đồ uống phải là cà phê và những câu chuyện xoay quanh thứ đồ uống này, rồi đời sống gia đình của mỗi thành viên lại được họ kể cho nhau. Dường như việc kiếm sống từ những vị khách đa phần về hưu cũng chẳng dư giả gì nên chủ quán tận dụng thêm một góc nhỏ để bán thêm ít đồ điện tử. Nhưng có sao đâu, vì đây còn là không gian hoài niệm về một Hà Nội xưa mà chủ và khách cùng hướng tới.
Ông Nguyễn Văn Tạo, một khách quen của quán bồi hồi nhớ lại kỉ niệm đời mình liên quan đến những quán cà phê của đất kinh kì như Giảng, Nhân... Ông cũng là khách ruột quán cà phê Quỳnh của nghệ sĩ Như Quỳnh. Lạ ở chỗ quán không nhạc, bài trí đơn giản, bốn bức tường chỉ thấy treo rất nhiều ảnh, kỉ vật trong mỗi chuyến đi tới các vùng rừng núi của chồng chị, cũng là người nổi tiếng. Quán nằm trong lòng phố cổ nhưng khá yên tĩnh và có lẽ khách biết tới nó vì nhớ vị cà phê và cả chút tò mò về chủ quán. Cà phê Quỳnh giờ chuyển sang mục đích kinh doanh khác nhưng người hoài cổ, nhiều kỉ niệm với Hà Nội thì vẫn nhớ. Cà phê 184 hay các quán xưa đều có chung một điểm là rất đậm, rang xay không phụ gia thường do chính chủ quán tự tay chế biến.
Lấy quá khứ nuôi hiện tại
Đã có một thời cả nước bước vào cuộc chiến vệ quốc oai hùng, tiếp lửa cho cả tiền tuyến lẫn hậu phương không chỉ có nhưng bài thơ, câu hát mà còn có sự đóng góp rất to lớn của các bức tranh cổ động. Giờ khi cuộc sống trở về thanh bình, chiến tranh đã lùi xa những tưởng những bức tranh cổ động chiến đấu ngày nào sẽ chẳng còn đất diễn. Nhưng không, giữa đông đúc, nhộn nhịp của phố cổ những bức tranh cổ động ấy vẫn được vẽ lại, vẫn được xã hội đón nhận.
Cửa hàng tranh cổ động của bà Đinh Thị Lượng nằm khiêm tốn trên phố Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm, giờ những cửa hàng như thế này là của hiếm giữa cuộc sống hiện đại. Bước vào trong, nếu không có những nền gạch bóng bẩy, đèn soi tranh…người xem rất dễ lạc vào cuộc sống thời chiến của những năm 60, 70 của thế kỉ trước.
Chỗ này là bức tranh khổ to vẽ người lính chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc trên nền của cờ đỏ, búa niềm. Bức tường đối diện là bức tranh có lẽ ra đời từ năm 1972 khi đế quốc Mỹ cho B52 đánh phá miền Bắc Việt Nam, tranh vẽ hình ảnh một quả bom đang lao xuống, cắt ngang cho sự hung bạo ấy là đôi chim bồ câu tượng trưng cho Hà Nội vì hòa bình bay vút lên tạo thành hai đường chéo cách điệu phía trước quả bom như một lời khẳng định: “ Hòa bình nhất định thắng”. Tranh đa số được vẽ từ hình ảnh in trên những con tem. Bà Lượng tự hào khoe với khách bức tranh Bác Hồ đang ngồi bên bàn làm việc, giữa không gian của thiên nhiên, cây cối…được ghép lại từ hàng nghìn con tem.
Hỏi về đối tượng mua tranh, bà Lượng cho biết chủ yếu là khách du lịch người ngoại quốc, thông qua những bức tranh giúp họ hiểu hơn về cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Nhiều người nước ngoài mua tranh vì thấy nó lạ và muốn bổ sung vào bộ sưu tập kỉ niệm những nơi mình đặt chân tới. Khách trong nước mua không nhiều lắm, thỉnh thoảng cửa hàng mới nhận được lời đặt hàng của số ít trường học, hãng phim cho những bộ phim liên quan đến thời chiến.
Lịch sử của đất nước, của Hà Nội một phần được tái hiện qua những bức tranh cổ động nhưng rất tiếc dòng tranh nói về lịch sử hào hùng của một thời này đang bị lãng quên?.
Rất nhiều người Hà Nội tìm đến những quán ăn, cà phê…không phải vì thiếu thốn mà đến đây họ có dịp sống lại cuộc sống khó khăn của một thời khi miếng ngon cũng chỉ là niềm mơ ước. Hà Nội không chỉ đẹp bởi sự hiện đại mà nó còn đẹp trong kí ức của bao người. Những mái ngói rêu phong, những quán nhỏ hay cửa hàng tranh cổ động vẽ hình ảnh của hoài niệm đã làm lên một Hà Nội xưa gian khó nhưng cũng đẹp đến nao lòng và nếu không coi trọng quá khứ hẳn chúng ta sẽ không thấy hết giá trị của hiện tại.
Gia Bảo
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41