Chuyển phí thủy lợi sang giá dịch vụ: Nông dân lợi hay thiệt ?
Chuyện về chàng trai bỏ công chức về làm nông dân | |
Nông dân miền Trung quay quắt vì nắng nóng |
Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Thủy lợi là quy định về giá dịch vụ thủy lợi thay cho “thủy lợi phí” tại Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thống nhất với pháp luật hiện hành (Luật Phí và Lệ phí không quy định “thủy lợi phí”). Đồng thời, việc thực hiện cơ chế giá sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội về công tác thủy lợi từ “phục vụ” sang đúng bản chất “dịch vụ”; giúp người sử dụng dịch vụ hiểu rõ bản chất hàng hóa của nước, coi dịch vụ thủy lợi là một dịch vụ đầu vào cho sản xuất, nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm.
Việc thực hiện cơ chế giá dịch vụ thủy lợi sẽ đưa công tác thủy lợi tiếp cận với cơ chế thị trường, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi; gắn trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ thủy lợi với bên sử dụng dịch vụ thủy lợi.
Nếu đóng tiền dịch vụ thủy lợi, người nông dân có đỡ vất vả? Ảnh minh họa. |
Đây là một chủ trương đúng, phù hợp với sự phát triển, thế nhưng các bước thực hiện thế nào để hiệu quả như mong muốn không phải đơn giản. Bởi lẽ, phí để làm nông nghiệp hiện đã là cao so với thu nhập của người nông dân nên cần nghiên cứu tác động chứ không chỉ đơn giản là ngôn từ rằng chuyển qua kinh tế thị trường thì phải là giá dịch vụ. Hơn nữa, với những công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng, dân đã bỏ tiền đầu tư rồi thì việc cung cấp dịch vụ giá sẽ như thế nào để tạo sự đồng thuận? Ngoài ra, trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ cũng cần được làm rõ. Đơn vị cung cấp dịch vụ có đáp ứng được yêu cầu không, có hoạt động minh bạch, dịch vụ có tương ứng với đồng tiền của người nông dân chi trả không?.
Có ý kiến cho rằng, nếu quy định về giá dịch vụ thủy lợi thì cần quy định rõ ràng về các mức phí, minh bạch các khoản chi về vận hành, nhân công và các khoản hao hụt. Đồng thời, phải tiến hành họp dân, thống nhất giá dịch vụ, thẩm quyền quyết định giá dịch vụ thủy lợi; mức hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng miễn giảm; các khoản chi đền bù thiệt hại theo hợp đồng cho các bên liên quan... Nhìn chung, đây là một chủ trương đúng, nhưng phải làm sao để có lợi cho cả người nông dân và bên cung cấp dịch vụ. Tuyệt đối không để nông dân thiệt thòi mà phải hai bên cùng lợi ích mới mong quy định đi vào cuộc sống.
Nếu phải trả khoản dịch vụ thủy lợi nội đồng gồm cả tiền đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và dịch vụ bảo vệ công trình thì sẽ rất khó khăn cho người dân sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, miễn phí thủy lợi vẫn có nhiều người bỏ ruộng đồng vì làm nông nghiệp thu nhập thấp mà vất vả, giờ gánh thêm tiền dịch vụ thủy lợi “trăm dâu đổ đầu nông dân”, nếu thực hiện không khéo quy định không thực hiện được. |
Được biết, Nghị định số 154/2007/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi có hiệu lực từ ngày 1.1.2008 quy định miễn thủy lợi phí đối với một số đối tượng. Sau 8 năm triển khai, theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, nguồn lực để trang trải thủy lợi phí hiện nay chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, chưa phát huy trách nhiệm và sự tham gia của người dân cũng như khu vực tư nhân. Phần lớn người dân hiểu chính sách miễn giảm thủy lợi phí là bỏ thủy lợi phí nhưng thực ra, đây là phần hỗ trợ của Nhà nước nhằm giảm gánh nặng chi phí sản xuất nông nghiệp và có kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp công trình. Tuy nhiên, qua thời gian, kinh phí hỗ trợ cho thủy lợi quá lớn, trong khi đó, máy móc, thiết bị không có điều kiện để nâng cấp.
Riêng Hà Nội, mỗi năm toàn Thành phố được cấp bù thủy lợi phí khoảng 400 tỉ đồng, trích từ ngân sách Thành phố. Vì vậy, việc thực hiện cơ chế giá sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội về công tác thủy lợi, đưa công tác thủy lợi tiếp cận với cơ chế thị trường, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi.
Dẫu sao chăng nữa, việc chuyển từ thủy lợi phí sang cơ chế giá chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới tâm lý của người nông dân, vốn đã quen với việc được miễn thủy lợi phí trong 8 năm qua. Hơn nữa, vì hiện nay chi phí đầu tư cho thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng chủ yếu do Nhà nước đầu tư, nên nếu phải trả khoản dịch vụ thủy lợi nội đồng gồm cả tiền đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và dịch vụ bảo vệ công trình thì sẽ rất khó khăn cho người dân sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, miễn phí thủy lợi vẫn có nhiều người bỏ ruộng đồng vì làm nông nghiệp thu nhập thấp mà vất vả, giờ gánh thêm tiền dịch vụ thủy lợi “trăm dâu đổ đầu nông dân”, nếu thực hiện không khéo quy định không thực hiện được.
Lê Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41