Chuyện những giáo viên tình nguyện sang đất Lào dạy tiếng Việt

LĐTĐ -Không ngại khó khăn, vất vả, không ngại quãng đường xa xôi, hàng chục năm qua, nhiều giáo viên người Việt đã tình nguyện sang đất Lào dạy tiếng Việt cho con em Kiều bào Việt sinh sống trên mảnh đất vốn được mệnh danh là “Triệu Voi”.    

Khi con chữ không còn biên giới

Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp đến thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn (Lào). Và ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến mảnh đất được mệnh danh là “Triệu Voi” này chính là hình ảnh những giáo viên người Việt chấp nhận cuộc sống xa quê hương, xa gia đình và những người bạn thân thiết để sang dạy con chữ cho con em Kiều bào Việt sinh sống tại Lào.

Thị xã Thà Khẹt hiện có hơn 400 gia đình với khoảng 2.000 người Việt Namsinh sống và làm việc. Cuộc sống nơi đất khách, dù còn gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng Kiều bào Việt vẫn luôn luôn ý thức được rằng, việc gìn giữ truyền thống văn hóa và giáo dục cho cháu, cho cội nguồn của dân tộc là rất cần thiết. Đặc biệt, việc dạy và học tiếng Việt luôn được coi trọng. Chính vì thế, ngôi Trường Tiểu học Thống Nhất đã ra đời từ đó. Trường được xây dựng dựa vào sự đóng góp của những Kiều bào Việt. Đó là một minh chứng cho việc giữ gìn cội nguồn và luôn hướng về quê hương của người Việt tại Lào.       

 

Các em học sinh mầm non đang say sưa hát bài Ba thương con và Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.

Các em học sinh mầm non đang say sưa hát bài "Ba thương con" và "Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ".

Sang Lào dạy học, gieo ước mơ cho con em kiều bào gần hai năm nay, cô Hoàng Thị Thúy, quê ở Đức Ninh, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), tâm sự: “Mặc dù chưa một lần đến đất nước Lào và cũng chưa biết thông tin mình sẽ được dạy học trong điều kiện như thế nào nhưng mình vẫn mạnh dạn tự nguyện đăng ký sang đây dạy học. Những ngày đầu đặt chân sang đất nước “Triệu Voi”, những thách thức hàng ngày mình phải đối diện đó là sự khác biệt về phong tục tập quán, ngôn ngữ và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Thời gian đầu xa nhà mình buồn lắm, nhiều lúc muốn chạy ùa về nước, nhưng dần dần chính tình yêu nghề và đặc biệt là tình cảm của những cô cậu học trò nơi đây đã níu chân mình lại, tiếp tục dạy con chữ cho bao lớp học trò”.

Để sớm hòa nhập với cuộc sống nơi đây, ngoài giờ lên lớp, cô Nguyễn Thị Ánh Hồng, đến từ thành phố Đồng Hới, còn chịu khó học thêm tiếng Lào. Đến nay, cô đã có thể giao tiếp thông thạo với người dân và học sinh của mình. Cô Hồng chia sẻ: “Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ khó học, và đối với người Lào thì nó lại càng khó hơn, bởi cách phát âm và ngữ pháp của tiếng Việt và tiếng Lào hoàn toàn khác biệt. Chính vì vậy, để có thể giảng dạy tiếng Việt tốt trong điều kiện chất lượng học sinh không đồng đều và giáo trình giảng dạy vẫn còn thiếu thốn, các giáo viên dạy tiếng Việt đều phải linh hoạt, tự tìm ra các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với điều kiện của trường. Bởi thế, để các em thấy thoải mái khi tiếp thu kiến thức, tôi đã lồng ghép vào các buổi học những trò chơi liên quan đến bài học. Hầu hết trong mỗi bài dạy của chúng tôi đều có hình ảnh để các em dễ hình dung, dễ hiểu".

Trò chuyện cùng chúng tôi, em Ly Tá, học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Thống Nhất, bẽn lẽn nói với chúng tôi bằng tiếng Việt: "Học tiếng Việt khó nhưng con thích học, con học tiếng Việt để về nói chuyện với ông bà, ba mẹ. Con muốn sau này con có thể về Việt Nam học tiếp Đại học". Đó không chỉ là mong muốn của riêng Ly Tá mà còn là mong muốn chung của nhiều bậc phụ huynh muốn con mình sau này có thể về Việt Nam học tập. Không chỉ riêng những con em kiều bào Việt ở Lào thích thú và dành tâm huyết cho tiếng Việt mà rất nhiều phụ huynh Lào cũng đều muốn con mình theo học tiếng Việt.

 Em Ly Tá, 10 tuổi đang nói về ước mơ sau này sẽ sang Việt 

 Em Ly Tá, 10 tuổi đang nói về ước mơ sau này sẽ sang Việt Nam học Đại học.

Chia sẻ niềm hãnh diện ấy, cô Nguyễn Thị Thương (KaySon Inthavong), người Lào, gốc Việt là Hiệu trưởng nhà trường cho biết, vốn là một trường Tư thục, tuy nhiên với chất lượng đào tạo và có chương trình dạy tiếng Việt, Trường Tiểu học, Mầm non Thống Nhất đã thu hút nhiều học sinh đến học.

Sợi dây gắn kết tình hữu nghị hai nước Việt - Lào

Chuyện những giáo viên người Việt tự nguyện sang Lào dạy học không chỉ thực hiện sứ mệnh dạy chữ cho các học sinh Việt kiều Lào mà nó còn thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lào, giữa hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn. Chính vì thế, ngay từ khi viết đơn tự nguyện sang đất nước anh em dạy học, những người thầy, người cô đang ngày ngày cống hiến con chữ cũng đã ý thức được vai trò của mình. Đó là những “đại sứ” gắn kết tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng bền chặt và sâu sắc hơn.

Xúc động trước những tình cảm mà các học trò nơi đây dành tặng, thầy Trương Văn Phương, quê ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) tâm sự: "Dù không nằm trong chương trình giảng dạy nhưng trong các giờ học tôi thường kể cho các em nghe lịch sử hai nước, về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam - Lào. Đặc biệt là vị lãnh tụ kiệt xuất Hồ Chí Minh. Giờ hỏi các em Bác Hồ là ai thì em nào cũng biết".

 Em Ly Tá, 10 tuổi đang nói về ước mơ sau này sẽ sang Việt 

Ngoài việc dạy con chữ cho các em học sinh Kiều bào Việt sống tại Lào, những người thầy, người cô còn là sợi dây gắn kết tình hữu nghị hai nước Việt - Lào.

Sợi dây gắn kết tình hữu nghị còn thể hiện ở việc hợp tác về lĩnh vực giáo dục giữa hai nước Việt Nam - Lào, trong đó có hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn. Đó là giúp cho nước bạn Lào đào tạo được đội ngũ cán bộ có chất lượng. Không những thế, những năm gần đây có nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang Lào đầu tư phát triển kinh tế. Vì thế, tiếng Việt đang trở thành ngôn ngữ khá thông dụng. Và để nâng cao kỹ năng nói và viết tiếng Việt, nhiều người đã tìm đến những giáo viên người Việt xin được học thêm và những “đại sứ” này luôn sẵn lòng dạy tiếng Việt miễn phí cho họ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Thọ, ủy viên thường vụ Tổng Hội người Việt Nam tại CHDCND Lào, Chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Khăm Muộn cho biết: “Việc học tiếng Việt của con em Việt kiều ở Lào có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ giúp con em ở đây không quên được gốc gác của mình, mà sau khi học xong chương trình các em được Bộ GD-ĐT hai nước dành cho 25 suất học bổng sang Việt Nam học Đại học (trong đó 15 suất tự chọn ngành học và 10 suất học ngành Sư phạm). Nhiều người sau khi học xong Đại học ở Việt Nam trở về là cán bộ trong các cơ quan nhà nước của Lào.

Nguồn Dân trí

 

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động