Chung tay xây dựng tổ dân phố điện tử

(LĐTĐ) Tổ dân phố số 7 (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với trên 400 hộ gia đình, hàng ngàn nhân khẩu và hàng trăm người thuê trọ là một trong những địa bàn đông dân cư và phức tạp trong công tác quản lý. Tuy nhiên, với sự đồng lòng, chung tay góp sức của những “công dân gương mẫu”, nơi đây đã trở thành một điển hình trong việc xây dựng tổ dân phố điện tử. Mô hình này được xem là giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, từng bước xây dựng Hà Nội ngày một văn minh, hiện đại hơn.
chung tay xay dung to dan pho dien tu Chưa thông qua Nghị quyết về sáp nhập thôn, tổ dân phố
chung tay xay dung to dan pho dien tu Ghi nhận ở những “Tổ dân phố 5 không”

Quản lý dân cư nhờ bản đồ số

Công việc tổng điều tra dân số và nhà ở, nắm bắt tình hình thanh niên đến tuổi nhập ngũ ở trên địa bàn các khu dân cư tại Hà Nội vốn đã rất phức tạp và khó khăn, thế nhưng công việc này lại hóa đơn giản ngay tại Tổ dân phố số 7 (phường Đức Thắng). Bởi lẽ, tất cả dữ liệu của tổ dân phố đã được cập nhật và số hóa trong bản đồ số.

chung tay xay dung to dan pho dien tu
Ông Nguyễn Mạnh Hoạt cho biết việc quản lý dân cư bằng bản đồ số mang lại nhiều hiệu quả thiết thực (Ảnh: K.Tiến)

Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tổ dân phố tại đây cũng đã phần nào giảm bớt “gánh nặng” trong công tác điều tra, thống kê cho những người quản lý. Trong một buổi sáng của những ngày cuối năm, người viết đã có dịp đến thăm quan Nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng của Tổ dân phố số 7. Hiện nay, đây là nơi lưu giữ những trang thiết kế bản đồ quản lý dân cư bằng giấy, cũng như toàn bộ bản đồ đã được số hóa trên máy vi tính.

Người thường xuyên túc trực tại đây là ông Nguyễn Mạnh Hoạt - Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 7, cũng là một trong những thành viên có sáng kiến lập ra bản đồ số. Được biết, ông Hoạt vốn là một cán bộ công tác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Sau khi về hưu, đến năm 2012 ông được bà con tín nhiệm mời vào tham gia công tác tại tổ dân phố.

Từ năm 2014 đến nay, ông bắt đầu đảm nhiệm vai trò là Bí thư Chi bộ của tổ dân phố. Trước đây, khi còn công tác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp, ông Hoạt vốn đã quen thuộc với cách làm việc khoa học. Do vậy, ban đầu khi về tổ dân phố, mỗi khi phải thống kê danh sách, nắm tình hình thanh niên đến tuổi nhập ngũ, con em trong độ tuổi đi học, hay nhận xét Đảng viên vào dịp cuối năm…ông thấy vô cùng vất vả.

“Trên địa bàn tổ dân phố có đến hàng nghìn con người, hàng trăm hộ dân, mình đâu có khả năng để nắm được hết. Lúc đó, tôi chợt nhớ trước đây, khi trong thời gian công tác, tôi được tham gia vào một dự án của FAO, tôi thấy rằng Indonesia là một đất nước rất đông dân cư với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ nhưng nhờ mô hình quản lý dân cư bằng bản đồ số hóa hiệu quả mà việc quản lý trở nên dễ dàng hơn nhiều. Từ thực tế đó, tôi luôn trăn trở tìm cách để xây dựng mô hình dân cư bằng bản đồ số hóa”, ông Hoạt chia sẻ.

Việc xây dựng bản đồ số để quản lý dân cư vốn là một việc làm mới và khó, yêu cầu người làm phải có kỹ năng về công nghệ thông tin lại mất nhiều thời gian, công sức. Nếu thuê người ngoài làm, tổ dân phố không có đủ kinh phí để trả. Mặt khác sẽ bất lợi vì để lộ thông tin dân cư ra ngoài, ảnh hưởng đến vấn đề an ninh trật tự. Vì vậy, ông Hoạt đã tin tưởng vận động PGS – TS Lê Thanh Mẽ (Nguyên giảng viên của Trường Đại học Mỏ - Địa chất) cũng là người dân trong Tổ dân phố số 7 cùng tham gia thực hiện.

Cả hai đã cùng bàn bạc và đưa ra ý tưởng lập bản đồ số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân cư ở tổ dân phố, trong đó việc quan trọng nhất là xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư. Bởi, nếu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khu dân cư thì tổ dân phố không phải mất mạng lưới quá nhiều người. Chỉ cần 2 người, là tổ trưởng và tổ phó cũng có thể làm được tất cả mọi việc kể cả công tác Đảng, đoàn thể…

Là người trực tiếp thiết kế bản đồ số dân cư, PGS - TS Lê Thanh Mẽ đã ngày đêm lên ý tưởng vẽ sơ đồ toàn bộ khu dân cư bằng việc sử dụng phần mềm đồ họa. Ông đến Ủy ban nhân dân phường mượn bản đồ địa chính rồi miệt mài số hóa toàn bộ sơ đồ khu dân cư bằng phần mềm Autocad. Các dữ liệu của từng hộ gia đình bao gồm tên chủ hộ, địa chỉ, diện tích căn hộ, số tầng, số hộ, số nhân khẩu… cũng được ông cập nhật trong sơ đồ. Mặc dù công việc khó khăn, vất vả cần nhiều công sức nhưng chỉ sau 3 tháng ông đã xây dựng xong sơ đồ bố trí dân cư rất chi tiết.

Góp sức vì công việc chung

chung tay xay dung to dan pho dien tu
Ông Lê Thanh Mẽ cũng đóng một phần công sức rất lớn trong việc xây dựng tổ dân phố điện tử (Ảnh: K.Tiến)

Hiện nay, có thể thấy cơ sở dữ liệu dân cư của Tổ dân phố số 7 ngày càng đầy đủ. Chỉ với vài lần “nhấp chuột” trên máy tính, các chi ủy viên, lãnh đạo tổ dân phố và các đoàn thể tổ dân phố số 7 đã có thể khai thác được những thông tin cần thiết như trình độ dân trí, dân số, tuổi tác, địa chỉ dân cư trên bản đồ số. Thậm chí, toàn bộ đường đi lối lại, nhà dân có mấy tầng, bao nhiêu hộ, có bao nhiêu công dân đến tuổi nghĩa vụ quân sự đều hiển thị. Nhờ đó, công tác quản lý dân cư của Tổ dân phố số 7 rất hiệu quả, tránh được những nhầm lẫn về số liệu như trước đây.

Vừa chỉ cho tôi xem những thông tin chi tiết, cụ thể trong bản đồ số, ông Mẽ tiếp tục nói: “Thành công nhất trong công tác quản lý con người đó là thông tin được cập nhật mới trong 6 tháng/lần nên việc tra cứu, tìm kiếm, nhận xét cũng dễ dàng, không lúng túng và hình thức như trước đây. Cũng nhờ bản đồ dữ liệu này được kê hiện trạng, chi tiết từng góc nhà, con ngõ nên chẳng may khi xảy ra cháy nổ thì chúng tôi chỉ cần một vài thao tác là có thể chỉ đường, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng lối ra vào, cũng như chỗ nào có trụ nước để lấy nước chữa cháy”.

Sáng kiến quản lý dân cư qua bản đồ số của tổ dân phố số 7 đã được các cấp ghi nhận, đánh giá cao. Từ khi tổ dân phố số 7 triển khai từ năm 2017 đến nay, phường Đức Thắng đã nhân rộng ra 6/8 tổ dân phố thực hiện mô hình này đều từ nguồn xã hội hóa. “Đây là cơ sở quan trọng để hình thành mô hình tổ dân phố điện tử của phường, góp phần vào công tác hiện đại hóa nền hành chính công”, Bí thư Đảng ủy phường Đức Thắng Nguyễn Thị Kim Dung cho biết.

Không chỉ thuận tiện trong việc quản lý dân cư mà hiện nay ông Nguyễn Mạnh Hoạt và PGS - TS Lê Thanh Mẽ còn là người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào sinh hoạt Chi bộ tổ dân phố số 7. Họ đã tự bỏ tiền của mình và huy động thêm một phần nhỏ của người dân để trang bị máy tính, màn chiếu để ở nhà văn hóa phục vụ công việc chung của chi bộ, tổ dân phố. Đồng thời tiến hành áp dụng thực hiện các dịch vụ công trực tuyến như đăng ký giấy khai sinh, khai tử, kê khai làm căn cước công dân...

Hiện nay, có 2 điểm thực hiện các dịch vụ công trực tuyến ngay tại tổ dân phố là tại Nhà văn hóa tổ dân phố số 7 và nhà ông Lê Thanh Mẽ. Bên cạnh đó, tại tổ dân phố số 7, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các buổi sinh hoạt chi bộ cũng đã được áp dụng thực hiện từ đầu năm 2018 đến nay với những chuyên đề cụ thể như: “Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của nó tới nước ta”, “Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh”, “Về cuộc Cách mạng 4.0”…

Có thể thấy, trong thời đại công nghệ 4.0, việc sử dụng mạng internet với nhiều người không còn xa lạ, nhưng với những người đã nghỉ hưu là cả một quá trình khó khăn. Với việc làm của ông Nguyên Mạnh Hoạt, ông Lê Thanh Mẽ ở tổ dân phố số 7 không chỉ giúp cho những cán bộ nghỉ hưu trong tổ tiếp cận được công nghệ mà còn góp phần xây dựng thành công tổ dân phố điện tử.

“Việc quản lý dân cư bằng bản đồ số hay áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý dân cư là những việc làm tâm huyết mà chúng tôi cho rằng đó là thiết thực, là gắn liền với lợi ích chung của cộng đồng dân cư. Chúng tôi đều hi vọng rằng những thành quả này sẽ tiếp tục được tiếp nối, góp một phần nhỏ bé để xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn”, ông Lê Thanh Mẽ bày tỏ.

KIM TIẾN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Xem thêm
Phiên bản di động