Chung tay chống ngập cho Thành phố
Ứng dụng công nghệ trong chống úng ngập: Nâng cao năng lực quản lý và vận hành | |
Giải pháp, mô hình chống ngập hiệu quả cho Hà Nội |
Giảm 3 điểm úng ngập
Đánh giá về diễn biến mùa mưa năm nay, ông Võ Tiến Hùng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho rằng, sẽ có những phức tạp hơn so với năm 2017. Cụ thể, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, mùa mưa bão năm 2018 sẽ có diễn biến thất thường, mưa xảy ra theo vùng và trong thời gian ngắn. Năm nay cũng được dự báo có nhiều cơn bão, áp thấp ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội và cả nước.
Công nhân công ty Thoát nước Hà Nội tiến hành nạo vét hệ thống thoát nước Thủ đô. |
So với năm 2017, năm nay, số điểm úng ngập đã giảm 3 điểm, gồm: Cổ Linh (quận Long Biên); ngã ba Quang Trung - Phan Đình Giót; khu vực bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông). Ngoài ra, Công ty giảm thiểu được một số điểm úng ngập cục bộ nhỏ lẻ khác như: Điểm úng ngập trên quốc lộ 1 A (huyện Phú Xuyên), ngõ 124 Âu Cơ (quận Tây Hồ), tổ dân cư 44 Yên Hòa (quận Cầu Giấy).
“Trước đây chúng tôi vẫn băn khoăn giữa con số 50mm hay 100mm thì sẽ gây úng ngập, tuy nhiên hiện tại giờ có thể khẳng định ngoài 15 điểm tồn tại từ trước đó, cơ bản khu vực nội đô sẽ không còn cảnh úng ngập kéo dài” – ông Võ Tiến Hùng cho biết.
Theo Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, trên địa bàn thành phố vẫn tồn tại tình trạng tập kết rác tại các rãnh vỉa, miệng ga. Vì vậy, khi mưa rác và túi nilon sẽ theo dòng chảy trôi nhanh về các ga thu làm giảm khả năng tiêu thoát nước. Cùng với đó, một số hộ dân sử dụng các tấm tôn, gỗ… bịt miệng ga, khi mưa các vật cản này không được tháo dỡ kịp thời gây úng nhập.
Cùng với kế hoạch thoát nước hàng năm, để ứng phó với mùa mưa năm nay, Cty Thoát nước Hà Nội vừa đưa ra 4 nhóm giải pháp chống úng ngập. Cụ thể, hệ thống thoát nước nội thành được vận hành trong mùa mưa với mực nước tại đập Thanh Liệt giữ là dưới 2,5m, tại kênh Yên Sở 1,6m, tại hồ Yên Sở dưới 1,6m. Vận hành khai thác tối đa khả năng điều hòa của các hồ trong nội thành, đặc biệt 2 nguồn xả là trạm bơm Yên Sở và Thanh Liệt.
Chuẩn bị sẵn các xe bơm di động, xe hút téc, các thiết bị và phương tiện cơ giới chống úng ngập cục bộ tại một số điểm trũng trên trục đường chính nhằm giải tỏa ùn tắc giao thông khi xảy ra mưa lớn.
Cùng với đó, Công ty duy tu duy trì hệ thống thoát nước, sớm xây dựng kế hoạch nạo vét chi tiết cho từng tuyến, từng lưu vực để đảm bảo trước mùa mưa bão các trục thoát nước chính được kiểm tra, nạo vét, khai thác tối đa năng lực sẵn có của hệ thống; ứng trực đầy đủ, giải quyết kịp thời và hiệu quả các tình huống xảy ra khi có mưa lớn trên địa bàn...
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
Được biết, trong mùa mưa năm nay, mục tiêu của Công ty là đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu, đảm bảo thoát nước nhanh nhất với trận mưa có cường độ 310mm/2 ngày, giảm thiểu tối đa về mức độ ngập và thời gian úng ngập trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý vận hành, duy tu duy trì hệ thống thoát nước; sẵn sàng đối phó với các trận mưa theo từng tình huống cụ thể, kể cả các trận mưa vượt quá công suất thiết kế; vận hành an toàn phương tiện, thiết bị hiện có để phòng chống úng ngập, giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu thiệt hại do mưa và úng ngập gây ra trong khu vực nội thành.
15 điểm ngập úng còn tồn tại trong mùa mưa năm theo thông báo của Công ty Thoát nước gồm: Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa (quận Hoàn Kiếm); Phố Cao Bá Quát, đoạn trước cửa Công ty Môi trường đô thị; Đội Cấn, trước cửa số nhà 209 (quận Ba Đình); ngã ba La Pho - Thụy Khuê (quận Tây Hồ); phố Minh Khai, đoạn chân cầu Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng); đường Giải Phóng, đoạn trước cửa bến xe phía Nam; Phố Nguyễn Chính từ ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai; phố Thanh Đàm (quận Hoàng Mai); phố Nguyễn Khuyến, khu vực trước công trường Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa); đường Trường Chinh, đoạn Bệnh Viện PKKQ (quận Thanh Xuân); phố Hoa Bằng (quận Cầu Giấy); đường Phạm Văn Đồng, trước và đối diện Công ty Cầu 7, ngã ba Tân Xuân -Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm); đường Ngọc Lâm, từ ngã ba Long Biên 1 đến XN Môi trường đô thị Gia Lâm; Phố Hoàng Như Tiếp, trường tiểu học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ (quận Long Biên)… |
Để thực hiện mục tiêu trên, Công ty hoàn thiện Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước. Trung tâm đã triển khai thí điểm ứng dụng HSDC Maps-cảnh báo úng ngập và gợi ý chỉ đường trên điện thoại thông minh cùng với chức năng cảnh báo ngập lụt, gợi ý chỉ đường, thông tin mực nước, hình ảnh camera của điểm ngập...
Người dân có thể tải miễn phí ứng dụng về điện thoại để sử dụng. Đặc biệt, theo ông Võ Tiến Hùng thêm, theo khảo sát của Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội tại lưu vực sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và 13 hồ trên địa bàn thành phố cho thấy, tình trạng ô nhiễm dầu, mỡ khá nghiêm trọng.
Tổng lượng mỡ trong nước sông, hồ từ 0,5 đến 2,5mg/lít, cao hơn tiêu chuẩn quốc gia về nước mặt (là 0,5mg/lít). Lượng dầu, mỡ thải ra môi trường, sông, hồ chủ yếu xuất phát từ các nhà hàng ăn uống, khách sạn, điểm rửa xe, khu chế biến, khu dân cư... qua hệ thống nước thải chưa được xử lý. Đây là nguyên nhân chính gây tắc cống thoát nước.
Trước tình trạng này, đơn vị đã tiến hành triển khai lắp đặt thí điểm thiết bị tách dầu, mỡ tại một số nhà hàng, điểm rửa xe. Việc thí điểm lắp đặt thiết bị được Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội lựa chọn kỹ và tiến hành lắp đặt thử nghiệm hệ thống xử lý dầu, mỡ tại bếp ăn của Công ty (số 65, phố Vân Hồ 3); Nhà hàng bia Bảo Vân (số 658, đường Trương Định) và Trung tâm Bảo dưỡng sửa chữa xe máy Tân Việt (số 4A, phố Tân Mai).
“Chúng tôi đang tiến hành tổng hợp các báo cáo thu được, khi có kết quả sẽ sớm báo cáo UBND Thành phố và Sở Xây dựng. Qua thực tế kiểm tra hệ thống ấy, tình trạng ô nhiễm dầu, mỡ khá nghiêm trọng, và dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tắc ứ hệ thống thoát nước. Chỉ khi nào loại bỏ được hết lớp dầu mỡ này, hệ thống thoát nước của Hà Nội mới hoạt động được tối đa công suất” – ông Võ Tiến Hùng thông tin.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20