Chủ động xây dựng chiến lược quản lý rủi ro thiên tai
Mưa lũ ở các tỉnh phía bắc làm 96 người chết và mất tích | |
Phó Thủ tướng đề nghị tặng bằng khen cho phóng viên TTXVN Đinh Hữu Dư | |
Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ chia sẻ với người dân vùng mưa lũ |
Tại hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, từng bước chuyển nhận thức và hành động từ ứng phó sang chủ động phòng tránh và tiến tới quản lý rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, thực tế tổn thất về kinh tế gây ra bởi các trận thiên tai điển hình gần đây đang đặt ra những thách thức lớn đối với công tác phòng chống thiên tai.
Việt Nam có thể giảm nhẹ các thiệt hại và rủi ro về thiên tai khi xây dựng chương trình tổng hợp giúp quản lý rủi ro từ thiên tai (ảnh Tạ Lâm) |
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nông nghiệp được coi là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất trước tác động của hầu hết các loại hình thiên tai, nhất là tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng thấp trũng ven biển và các địa phương miền núi. Vấn đề giảm thiểu tác động của thiên tai đối với lĩnh vực nông nghiệp cần là một nội dung ưu tiên trong nghị trình hành động giảm nhẹ thiên tai của quốc gia, vùng và liên ngành.
Đề cập đến một số giải pháp nhằm quản lý và giảm nhẹ thiên tai, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cho rằng, giải pháp chính sách và luật pháp là nền tảng cơ bản. Theo đó, cần tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách có liên quan của nhà nước; tiến hành tổ chức rà soát, đề xuất chính sách tránh chồng chéo, giảm thiểu xung đột về lợi ích ngành, vùng và địa phương, đảm bảo sự giải trình, tạo động lực để nhân dân và khu vực tư nhân tham gia...
Theo đó, tăng cường nghiên cứu đầy đủ các tác động trực tiếp và tiềm tàng của thiên tai đến nền nông nghiệp, thực nghiệm mô hình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản xuất, công nghệ bảo quản phù hợp với đặc thù thiên tai, phát triển thị trường, thúc đẩy xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh liên tục, góp phần giúp người dân ứng phó, bảo vệ sản xuất và k inh doanh chủ động hơn trước tác động bất thường của thiên tai. Tại Hội nghị, một chương trình hỗ trợ kỹ thuật mới về thích ứng trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm - được hỗ trợ bởi Quỹ Tín thác của nhiều nhà tài trợ cho Chương trình ứng phó với khủng hoảng giá lương thực cũng đã được ra mắt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06