Chống hàng giả, hàng nhái: Cần sự chủ động từ doanh nghiệp
Nguy hiểm hàng giả, hàng nhái “đội lốt” thương hiệu Việt | |
Hàng lậu, hàng giả ngày càng tinh vi |
Đánh giá về thực trạng hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tràn lan như hiện nay, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã đưa ra nhiều nguyên nhân khách quan như phương thức, thủ đoạn tinh vi, nhưng một trong những nguyên nhân chủ quan, có thể khắc phục được là việc thờ ơ của chính các DN.
Theo ông Nguyễn Đắc Lộc - Phó Chi cục Trưởng Chi cục QLTT Hà Nội: Nhiều DN khi bị xâm phạm về nhãn hiệu, nhưng thường có tâm lý e ngại về thủ tục hành chính nên không làm đơn đề nghị kiểm tra, xử lý.
Lực lượng chức năng thu giữ một lô hàng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. |
Đồng thời, cũng nhiều DN chưa có bộ phận chuyên trách đấu tranh chống hàng giả, chưa chú trọng trong công tác điều tra, nắm tình hình hàng hóa vi phạm đối với nhãn hiệu của mình, nên khi kiểm tra theo đề nghị của DN, kết quả không cao. Cá biệt một số vụ việc QLTT Hà Nội kiểm tra và tạm giữ hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, nhưng khi liên hệ với DN là chủ nhãn hiệu (hoặc là đại diện được ủy quyền của chủ nhãn hiệu) đề nghị hỗ trợ xác nhận hàng thật, hàng giả thì DN không hợp tác và cũng không trả lời, do vậy Chi cục QLTT Hà Nội chưa có cơ sở chắc chắn để xử lý về hàng giả mạo nhãn hiệu.
Mỗi năm, trung bình lực lượng Quản lý Thị trường cả nước kiểm tra và xử lý khoảng 4.330 vụ việc liên quan đến lĩnh vực hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, con số trên chưa phản ánh hết được tình hình hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta. Trên thị trường, hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền được bày bán tràn lan, với nhiều mặt hàng như may mặc, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng. Tại Hà Nội, người tiêu dùng dễ dàng mua được hàng giả thương hiệu nổi tiếng tại các địa điểm như Ninh Hiệp, La Phù, chợ Đồng Xuân. Đơn cử như thương hiệu mì chính Miwon, để chống hàng giả tại Việt Nam, DN thường xuyên thay đổi bao bì 6 tháng/lần. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian, bao bì mì chính Miwon lại bị làm giả, gây thiệt hại cho DN và người tiêu dùng. |
Tại Hội thảo Chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò doanh nghiệp do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, nhấn mạnh về tình hình hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT trong giai đoạn hiện nay, ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam, cho biết: Tình hình hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT diễn ra hết sức nghiêm trọng. Chính vì vậy, các DN cần phối hợp với các đơn vị thực thi chống lại vấn nạn hàng giả hàng nhái, xây dựng thương hiệu cho DN. Các DN cũng nên ủng hộ các lực lượng thực thi trong vấn đề này. Cuộc đấu tranh này, nếu không có lực lượng QLTT thì sẽ khó khăn hơn và hàng giả sẽ tràn vào ngày càng nhiều hơn
“Tuy nhiên, các lực lượng thực thi cần chống cho được hiện tượng tiêu cực. Hiệp hội mong rằng các lực lượng thực thi cần trao lòng tin cho DN thì cuộc đấu tranh này nhất định sẽ thắng lợi”- ông Bảo cho hay.
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, theo Luật sư Nguyễn Hùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Mặc dù chúng ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa, hạn chế, truy cứu trách nhiệm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, song hiệu lực thực thi của một số văn bản còn thấp do chưa được cụ thể hóa hoặc chưa theo kịp với những diễn biến phức tạp nảy sinh trong cuộc sống.
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan lại chủ yếu tập trung vào chống, nhất là chống trong khâu tiêu thụ hàng giả, hàng nhái mà chưa chú trọng đúng mức đến phòng ngừa ngăn chặn sản xuất hàng giả, hàng nhái…
“Công tác chống hàng giả không thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự tham gia, phối hợp của DN và sự chung tay của toàn xã hội. Do vậy, các DN cũng cần chủ động, tích cực tham gia cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm song song với việc hướng dẫn, chỉ rõ cho người tiêu dùng các thủ đoạn làm hàng giả cũng như có kênh phân phối sản phẩm chất lượng tốt tới tận tay người tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đặc biệt, các DN cần tăng cường quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá và chủ động khiếu nại khi bị xâm phạm nhãn hiệu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người tiêu dùng phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vì quyền lợi của bản thân và xã hội”- luật sư Hùng chia sẻ.
Thanh Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin nóng 23/12/2024 17:26
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng
Pháp đình 20/12/2024 14:23
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm tra những giấy tờ gì khi dừng phương tiện?
Tư vấn luật 14/12/2024 20:45