Nguy hiểm hàng giả, hàng nhái “đội lốt” thương hiệu Việt

Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động cùng với sự đồng hành của các doanh nghiệp (DN) Việt ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc một số DN vì lợi nhuận đã không từ thủ đoạn trá hình, gắn nhãn mác hàng Việt vào các sản phẩm nhập lậu đánh lừa người tiêu dùng, kiếm lợi nhuận cao đang có nguy cơ làm giảm uy tín thương hiệu Việt.
nguy hiem cho ca nen san xuat Hàng lậu, hàng giả ngày càng tinh vi
nguy hiem cho ca nen san xuat Cảnh báo: Sữa Meiji ở Việt Nam có thể là hàng giả
nguy hiem cho ca nen san xuat Hàng giả, hàng nhái tràn lan: Khó xử lý... vì nhiều lý do!

Hàng giả, hàng nhái “uy hiếp” hàng Việt

Sự chuyển mình mạnh mẽ nhất trong cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” phải kể đến các DN trong lĩnh vực thời trang, may mặc.

Tại Hà Nội, chỉ cần khảo sát qua các tuyến phố kinh doanh sầm uất như Chùa Bộc, Thái Hà, Cầu Giấy..., đã có khoảng 10 cửa hàng thời trang với đầy đủ các mặt hàng từ giày dép, túi xách...

nguy hiem cho ca nen san xuat
Người tiêu dùng cần tỉnh táo trước các sản phẩm đội lốt thương hiệu Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoài việc bán các sản phẩm chính hãng với giá được niêm yết công khai thì không ít các cửa hàng đều tranh thủ “quy hoạch” một góc riêng để bán các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc với mức giá rẻ hơn rất nhiều. Không hiếm khách tìm đến mua hàng made in Việt Nam nhưng cuối cùng lại không cưỡng lại mức giá hấp dẫn, mẫu mã bắt mắt của những món đồ Trung Quốc giá rẻ.

Bát nháo hơn nữa là không ít cửa hàng sẵn sàng “treo đầu dê, bán thịt chó” khi bày bán sản phẩm còn lột xác chưa hết khi tem bên ngoài Made in Vietnam còn cổ áo lại là tem chứng nhận hàng Tàu. Thực tế này chiếm 90% tại các khu chợ bình dân như chợ Xanh, chợ Dịch Vọng...

Tại một buổi tọa đàm về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt mới đây, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng thừa nhận hiện một số thương hiệu thời trang trong nước như Việt Tiến, Nhà Bè... đều đã chiếm được thị phần trong nước.

Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều hàng lậu, hàng nhái kém chất lượng, nhất là hàng thời trang Trung Quốc đội lốt hàng Việt bày bán tràn lan, khiến hàng Việt, nhất là hàng thời trang lâm cảnh thất thế.

Trên thực tế, hành vi trà trộn này chủ yếu ở lĩnh vực may mặc, giầy dép do đặc thù nguyên vật liệu rẻ, dễ mua, còn các sản phẩm máy móc, đồ điện tử... tình trạng nhập nhèm này hạn chế hơn. Tuy nhiên đối với nhóm ngành hàng này lại phải đối mặt với ma trận hàng giả, hàng nhái thi nhau bủa vây.

Đặc thù các sản phẩm điện tử, máy móc... ở nước ta chủ yếu là phân phối và lắp ráp. Trong khi một số các DN thể hiện được sự nỗ lực của mình qua việc tự sản xuất được một vài linh kiện lắp ráp để hạn chế việc nhập khẩu linh kiện nhằm giảm giá thành sản phẩm thì việc xuất hiện ngày càng nhiều hàng giả, hàng nhái... khiến việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt.

Chia sẻ về thực tế này, ông Bùi Văn Khương - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ferrolli Việt Nam - cho biết, hiện tại công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối máy lọc nước có xuất xứ từ Đài Loan.

Cho đến nay, phía công ty đã sản xuất được một vài linh kiện và áp dụng vào sản phẩm, không phải nhập của nước ngoài nên đã góp phần hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trong tương lai gần, phía công ty sẽ chủ động hoàn toàn các linh kiện nhằm sản xuất những sản phẩm “made in Vietnam” để phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng theo trải lòng ông Khương, hiện trên thị trường, ma trận hàng máy lọc nước giả, giá rẻ đang bủa vây những DN làm ăn chân chính cũng đã tác động đến ý chí xây dựng thương hiệu Việt ấp ủ bấy lâu nay.

Doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động

Thừa nhận thực tế này, Ông Nguyễn Công San - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, đã có tình trạng nhiều cơ sở sản xuất trong nước đặt hàng DN Trung Quốc sản xuất rồi mang về gắn mác thương hiệu của DN. Khi bị phát hiện, DN lý luận rằng, nguyên liệu dệt may chủ yếu nhập từ Trung Quốc nên sản phẩm do Trung Quốc làm cũng như DN sản xuất ra.

Hệ quả của tình trạng đội lốt là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến sản xuất trong nước gặp khó khăn. Nguy hại hơn nữa, nếu không quản lý chặt, những mặt hàng Trung Quốc kém chất lượng trà trộn vào hàng Việt để xuất đi nước ngoài sẽ gián tiếp “giết chết” hàng Việt và làm thất thu ngân sách Nhà nước.

“Vì thế, bản thân DN cũng cần ý thức trong việc thuê DN Trung Quốc sản xuất hoặc gắn mác bừa bãi cho sản phẩm nhập lậu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần kiên quyết nói không với hàng giả, qua đó bảo vệ quyền lợi của chính mình, góp phần giúp cho cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” thành công tốt đẹp” – ông San nói.

Đồng quan điểm trên, về phía DN, ông Bùi Văn Khương – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ferrolli Việt Nam - chia sẻ câu chuyện đang diễn ra tại chính DN mình.

“Đặc thù về sản phẩm bình lọc nước của công ty, linh phụ kiện phục vụ cho việc lắp ráp phần lớn vẫn là hàng nhập nên trong quá trình đưa sản phẩm ra ngoài thị trường luôn phải tuân thủ nguyên tắc dập nổi nhãn mác để phân biệt sản phẩm chính hãng với các mặt hàng trôi nổi trên thị trường.

Làm nghiêm túc công tác này chính là hỗ trợ người tiêu dùng trước ma trận hàng giả, hàng nhái như hiện nay và bảo vệ uy tín của DN mình”. Ông Khương cũng cho rằng, các DN Việt cần chủ động từ khâu nguyên liệu (may mặc), linh kiện (điện tử, máy móc)... để sản phẩm làm ra vừa có giá thành hợp lý, chất lượng tốt... thì mới có chỗ đứng lâu dài trên chính sân nhà.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Chiều ngày 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã làm rõ thông tin “học sinh cấp THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày” đang gây xôn xao dư luận.
Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo đó bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, nhiều người dân cho rằng, đây là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Liên quan tới kết quả tăng trưởng GDP quý 1 và cả năm 2025, kết quả thu hút FDI, tại buổi Họp báo chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Thành Trung đã có thông tin với báo chí.
Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Chiều 6/4, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bội Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp sắp tới và các chế độ đối với người bị ảnh hưởng sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy theo mô hình mới.
Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%

Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết Chính phủ đã có những giải pháp sáng tạo, chủ động, kịp thời, thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.
Sẽ tăng chế tài xử phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Sẽ tăng chế tài xử phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 6/4, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình làm rõ các chế tài xử lý nghiêm những người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật thời gian qua.
Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ về thuế đối ứng

Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ về thuế đối ứng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy, nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhưng không phải là thị trường duy nhất.

Tin khác

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Liên quan tới kết quả tăng trưởng GDP quý 1 và cả năm 2025, kết quả thu hút FDI, tại buổi Họp báo chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Thành Trung đã có thông tin với báo chí.
Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%

Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết Chính phủ đã có những giải pháp sáng tạo, chủ động, kịp thời, thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.
Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 ước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Tháng 3/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 570,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với quý năm I/2024.
Giá xăng dầu hôm nay (6/4): Dầu thế giới ghi nhận tuần lao dốc mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (6/4): Dầu thế giới ghi nhận tuần lao dốc mạnh

Hôm nay (6/4), giá dầu thế giới giảm 7% xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua do Trung Quốc tăng thuế đối với hàng hóa của Hoa Kỳ.
Tỷ giá USD hôm nay (6/4): Giá USD trong nước tăng, thế giới tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (6/4): Giá USD trong nước tăng, thế giới tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (6/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 43 đồng, hiện ở mức 24.886 đồng.
Giá vàng hôm nay (6/4): Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục "lao dốc"

Giá vàng hôm nay (6/4): Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục "lao dốc"

Hôm nay (6/4), giá vàng thế giới mất đi sức hấp dẫn của một tài sản trú ẩn. Trong nước, giá vàng tiếp tục giảm sâu.
Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương vừa có Công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa”: Dow Jones lao dốc hơn 2.200 điểm, S&P 500 mất 10% chỉ trong 2 ngày

Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa”: Dow Jones lao dốc hơn 2.200 điểm, S&P 500 mất 10% chỉ trong 2 ngày

Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua cú sụt giảm kỷ lục trong hai phiên giao dịch liên tiếp, khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bất ngờ leo thang. Các chỉ số lớn đồng loạt lao dốc mạnh, thổi bùng làn sóng bán tháo trên diện rộng và lan rộng ra các thị trường toàn cầu.
Giá xăng dầu hôm nay (5/4): Giá dầu thế giới lao dốc gần 8%

Giá xăng dầu hôm nay (5/4): Giá dầu thế giới lao dốc gần 8%

Hôm nay (5/4), giá dầu thô thế giới lao dốc gần 8% khi Trung Quốc trả đũa bằng thuế quan đối với Mỹ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 62,46 USD/thùng, giảm 6,50%, giá dầu Brent ở mốc 65,90 USD/thùng, giảm 6,03%
Xem thêm
Phiên bản di động