Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 4/2018
Kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô |
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong ngày 3/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018 trong bối cảnh chúng ta đã đi được 1/3 chặng đường của năm 2018 và trước khi Hội nghị lần thứ 7 Trung ương khóa XII, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV khai mạc.
Tại phiên họp, Chính phủ đã bàn một số nội dung quan trọng: (1) Đánh giá tình hình KT-XH tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018; (2) thảo luận một số vấn đề xây dựng, hoàn thiện thể chế như dự án Luật đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP); tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh 4 tháng đầu năm 2018; việc quản lý, sử dụng viên chức, hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; (3) công tác chuẩn bị phục vụ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV và một số nội dung khác.
Về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đã ban hành kế hoạch hành động cụ thể, thường xuyên tổ chức kiểm tra đôn đốc công việc được giao, tổ chức nhiều diễn đàn đầu tư, xúc tiến thương mại, đối thoại lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình KT-XH nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực.
Quang cảnh buổi họp báo |
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế, khó khăn, thách thức.
Chính phủ cho rằng nhiệm vụ thời gian tới của năm 2018 là hết sức nặng nề trong bối cảnh tình hình khu vực và trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường; nhất là xu hướng bảo hộ mậu dịch, dựng hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng mà ta có thế mạnh.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành chức năng cần chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình, nghiên cứu, phân tích kỹ để đề xuất giải pháp phù hợp với những kịch bản, diễn biến mới, nhất là động thái của các nước lớn trên thế giới, trong khu vực và tình hình thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ.
Chính phủ yêu cầu từng thành viên Chính phủ, các bộ ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, 19-2017/NQ-CP, 35/NQ-CP; các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm và Chương trình hành động của Bộ ngành, địa phương. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, khắc phục tình trạng trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ.
Trên cơ sở kết quả thảo luận, thống nhất tại Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Trưởng ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô; giải ngân vốn đầu tư công; tài chính - ngân sách; nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ và du lịch; giao thông vận tải; môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính; văn hóa, xã hội, môi trường; quốc phòng, an ninh và đối ngoại; thông tin và truyền thông.
Chính phủ sẽ tiếp tục coi công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu trong năm 2018 và các năm tiếp theo.
Đẩy mạnh rà soát các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nào không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải sửa ngay (các quy định liên quan đến đầu tư, kinh doanh, quy hoạch, môi trường, đất đai, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Quan tâm, đẩy mạnh việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, không để nợ đọng văn bản hướng dẫn, nêu rõ trách nhiệm cá nhân.
Về chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 7 và Kỳ họp thứ 5 Quốc hội sắp diễn ra, Chính phủ yêu cầu phải đổi mới, nâng cao trách nhiệm, chất lượng chuẩn bị, phục vụ; các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thiện đúng tiến độ, chất lượng các Báo cáo và Đề án được phân công để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, không nợ đọng các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Cũng tại phiên họp, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cơ quan về một số vấn đề cụ thể nổi lên trong thời gian qua. Như ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và đời sống của người dân.
Trong lĩnh vực giáo dục, phải chủ động phát hiện sớm, có biện pháp ngay từ đầu, không để xảy ra các vụ việc đáng tiếc như vừa qua liên quan tới phẩm chất, đạo đức, danh dự giáo viên; quan tâm bảo đảm cơ sở vật chất trường học, ngay từ những việc rất cụ thể như khắc phục tình trạng nhà vệ sinh trường học bẩn thỉu, hôi hám…
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan địa phương và kết quả kiểm tra tháng 4 năm 2018 của Tổ công tác, với tư cách là Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết:
Từ ngày 01/01/2017 đến 30/4/2018, có tổng số 26.705 nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương. Trong đó, có 15.876 nhiệm vụ đã hoàn thành (đúng hạn: 13.458, quá hạn: 2.418); 10.829 nhiệm vụ chưa hoàn thành (trong hạn: 10.440, quá hạn: 389 - chiếm 2,4%, giảm 2,3% so với tháng trước).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 4/2018, Tổ công tác của Thủ tướng đã kiểm tra Bộ Tài chính và Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và việc rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa, cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra tại các Bộ, cơ quan, Tổ công tác kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị được kiểm tra trong tháng 4 và các Bộ, cơ quan liên quan triển khai một số nhiệm vụ. Thủ tướng đồng ý với các kiến nghị này và yêu cầu các bộ, ngành có kế hoạch cụ thể cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm các rào cản để tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân, doanh nghiệp, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin để quyết liệt xây dựng Chính phủ hiện đại, hành động, kiến tạo, đổi mới sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập
Tin khác
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40