Chấm dứt lao động trẻ em: Từ những chính sách đồng bộ
Giảm thiểu lao động trẻ em vẫn đang là thách thức | |
Quá nhiều trẻ phải làm công việc độc hại, nặng nhọc |
Khó phân biệt lao động trẻ em
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội - LĐTBXH): Hiện cả nước có khoảng 1,75 triệu LĐ trẻ em (chiếm 62% tổng số trẻ em tham gia các hoạt động làm kinh tế và chiếm 9,6% dân số trẻ em).
Đại diện các đơn vị, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa, giảm thiểu LĐ trẻ em. |
Cũng theo cơ quan này, tuổi bắt đầu làm việc phổ biến ở độ tuổi từ 12-13 tuổi trở lên chiếm 68,7%; trước 10 tuổi khoảng 11% và trong độ tuổi 5-7 tuổi có 2,6%. Đáng chú ý là 60% số LĐ trẻ em là trẻ em trai và gần 85% số LĐ trẻ em sinh sống ở khu vực nông thôn.
Đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, ông Chang-Hee Lee cho rằng: LĐ trẻ em chủ yếu tồn tại ở khu vực kinh tế nông thôn và phi chính thức, ngoài tầm kiểm soát của các thanh tra lao động và ở những nơi công đoàn và các tổ chức của người sử dụng lao động thường rất mỏng hoặc không có.
Theo Quyết định số 1023/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Đức Đam ký ngày 7.6.2016, Chính phủ đã đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp để phòng ngừa, giảm thiểu LĐ trẻ em giai đoạn 2016-2010, gồm: Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả, luật pháp, chính sách về phòng ngừa và giảm thiểu LĐ trẻ em. Lồng ghép việc thực hiện nội dung của chương trình trong hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em . Triển khai có hiệu quả chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo; giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm nhằm hỗ trợ trẻ em và gia đình cải thiện cuộc sống. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng LĐ trẻ em trái quy định pháp luật. Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng ngừa, giảm thiểu LĐ trẻ em. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực, trao đổi kinh nghiệm với các nước, tổ chức quốc tế trong việc thực hiện chương trình. |
Cũng theo ông Chang-Hee Lee, trong sản xuất hộ gia đình, trẻ em thường rất dễ bị tổn thương do thu nhập của bố mẹ các em không đủ hoặc bởi các doanh nghiệp gia đình phi chính thức không đủ tiền thuê lao động trưởng thành nên phải để con em mình lao động không được hưởng lương.
Đồng thuận với quan điểm này, bà Trần Hoàng Yến - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia sẻ một thực tế: Phần lớn gia đình người lao động còn nghèo, tập trung ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên nhiều trẻ em đi làm sớm.
Hơn nữa, những cơ sở nhỏ lẻ này ở xa trung tâm, nhận thức của chủ sử dụng lao động chưa tốt. Và có một thực tế là những cơ sở mang tính chất hộ gia đình, sử dụng chính con em mình tham gia, nên rất khó phát hiện và cũng khó phân biệt tình trạng LĐ trẻ em.
Giảm thiểu LĐ trẻ em bằng cách nào?
Trong bối cảnh Việt Nam hiện đang hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, vấn đề thực hiện các cam kết quốc tế về lao động, trong đó có vấn đề LĐ trẻ em trong các chuỗi cung ứng sẽ ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
“Doanh nghiệp cần phải cảnh giác để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng của họ không có LĐ trẻ em, nếu không sẽ bị mất uy tín và ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh,” Giám đốc ILO Việt Nam – ông Chang-Hee Lee cho biết.
Cũng theo đại diện của ILO, công cuộc đấu tranh phòng, chống LĐ trẻ em đòi hỏi các chính sách đồng bộ để hỗ trợ pháp luật quốc gia về LĐ trẻ em. Đó là nền giáo dục với chất lượng tốt, bảo trợ xã hội và việc làm bền vững cho các bậc cha mẹ.
Chia sẻ quan điểm này, TS. Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - cho biết, Việt Nam đã ban hành hệ thống pháp luật và chính sách nhằm đảm bảo hiện thực hóa quyền của trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa và giảm thiểu LĐ trẻ em, cũng như triển khai nhiều chương trình dự án, mô hình liên quan.
Ngày 7.6.2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu LĐ trẻ em giai đoạn 2016-2020. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam vì một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em.
Tuy nhiên, ông Diệp cũng chia sẻ: “Phòng ngừa, giảm thiểu và tiến tới chấm dứt LĐ trẻ em ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới đều gặp phải những thách thức, mà trước hết là nhận thức của chính trẻ em, của gia đình, của cộng đồng và của cả chính người sử dụng lao động”.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50