CĐ ngành Dệt may Việt Nam: Sát cánh cùng doanh nghiệp, đồng hành với NLĐ
So với các ngành nghề khác, mối quan hệ lao động trong ngành dệt may tương đối nhạy cảm do thu nhập của NLĐ còn thấp. Xuất phát từ thực tế đó, CĐ ngành Dệt may Việt Nam luôn xác định, việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và đó cũng là một giải pháp để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa.
Ngay từ đầu năm, CĐ ngành phối hợp với Tập đoàn chỉ đạo, hướng dẫn các CĐCS tổ chức tốt hội nghị NLĐ với tỷ lệ cao, chất lượng tốt. Trong năm 2014, tỷ lệ các đơn vị tổ chức hội nghị NLĐ đạt tới 85%, giúp phát huy cao nhất quyền làm chủ của NLĐ. CĐ ngành cũng chỉ đạo các CĐCS tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, các chính sách liên quan đến CNVCLĐ đồng thời sát sao nắm bắt tâm tư nguyện vọng của NLĐ về đời sống, việc làm để trực tiếp giải quyết hoặc tham mưu giải quyết kịp thời. Để bảo vệ quyền lợi NLĐ, CĐ ngành đã triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở theo Nghị định 30/2013/NĐ-CP của Chính phủ và chương trình nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT.
Đến nay, đã có 103/111 đơn vị ký TƯLĐTT, có nhiều điều khoản cao hơn quy định của luật và có lợi cho NLĐ. Nhiều đơn vị xây dựng qui chế đối thoại và tổ chức đối thoại 3 tháng/lần, đã tạo sự đồng thuận giữa DN và NLĐ. Đặc biệt, trong năm 2014, CĐ ngành Dệt may Việt Nam cũng đã lấy ý kiến các CĐCS thương lượng, sửa đổi, bổ sung và đã cùng với Hiệp hội Dệt may Việt Nam ký TƯLĐTT ngành Dệt may Việt Nam lần 3, áp dụng trong giai đoạn 2014 - 2017 góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, hạn chế đình công bất hợp pháp, mang lại sự ổn định và phát triển bền vững cho DN. CĐ ngành cũng đã ban hành quy chế hoạt động, quản lý “Quỹ xã hội từ thiện”, và chỉ đạo các CĐCS thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện. Hiện Quỹ xã hội từ thiện của CĐ ngành Dệt may Việt Nam đã thu được 476 triệu đồng, CĐ ngành đã thực hiện trợ cấp gần 450 triệu đồng cho CNVCLĐ và con CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, tật nguyền. Các CĐCS cũng dành gần 22 tỉ đồng để thực hiện công tác xã hội, chăm lo NLĐ, trong đó, phụng dưỡng 59 mẹ VNAH xây 36 căn nhà tình thương, trợ cấp khó khăn cho 6.755 người…
Đời sống NLĐ được quan tâm chăm lo, mối quan hệ lao động hài hòa đã tạo điều kiện cho việc triển khai các mặt hoạt động của CĐ Dệt may Việt Nam có nhiều thuận lợi. Các phong trào thi đua, mà nòng cốt là phong trào thi đua LĐ giỏi, LĐ sáng tạo luôn thu hút đông đảo CNLĐ trong ngành hăng hái, tích cực tham gia. Năm 2014, CNLĐ ngành Dệt may Việt Nam đã phát huy 755 sáng kiến với giá trị làm lợi 23.386 tỉ đồng, làm mới 83 công trình trị giá 183.588 tỉ đồng. Tin tưởng ở vai trò, vị thế của tổ chức CĐ, CNLĐ trong ngành tình nguyện gia nhập CĐ ngày càng nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Năm qua, các cấp CĐ Dệt may Việt Nam đã phát triển được 21.315 đoàn viên, thành lập mới 6 CĐCS với trên 1.000 đoàn viên; giới thiệu 959 đoàn viên CĐ ưu tú với tổ chức Đảng, trong đó 472 người được kết nạp vào Đảng.
Với những thành tích đã đạt được, năm 2014, CĐ ngành Dệt may Việt Nam vinh dự được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng cờ đơn vị xuất sắc, 01 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Tổng LĐLĐVN cũng tặng cờ 16 tập thể (trong đó có 11 cờ thi đua toàn diện, 5 cờ thi đua chuyên đề); tặng bằng khen cho 18 tập thể và 48 cá nhân xuất sắc. Tại hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 được tổ chức mới đây, CĐ ngành Dệt may Việt Nam tặng cờ cho 27 tập thể, bằng khen cho 30 tập thể và 85 cá nhân. Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Tiến Trường, Phó Bí thư Đảng ủy, UV HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may VN đánh giá cao những thành tích mà CĐ Dệt may VN và các CĐCS đã đạt được trong năm 2014. Theo ông Trường, những sáng kiến sáng tạo xuất phát từ phong trào thi đua do CĐ phối hợp với các đơn vị, DN phát động được áp dụng vào SXKD đã góp phần quan trọng vào những thành tích chung của ngành dệt may Việt Nam.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50