Cây thuốc cứu người
Có gì là lạ | |
Thái quá chẳng sai! |
Thời gian dần trôi đi, sự sống con bà chỉ còn đếm được từng ngày. Đôi lúc bà nghĩ, con bà chết đi là sự giải thoát, nhưng tình mẫu tử khiến bà không đành lòng, bà thầm mong có phép mầu nào đó khiến con khỏi bệnh, có thể đi lại được như những đứa trẻ khác.
Bà ngày ngày lên chùa cầu nguyện, hy vọng phép mầu sẽ đến. Có vị sư già ở chùa ngày nào cũng nghe lời bà khấn, một hôm bèn hỏi: “Thí chủ có muốn cứu con mình không?”. Người mẹ bất hạnh vội trả lời: “Đương nhiên là tôi rất muốn rồi”. “Có một loại thuốc mọc ở vùng núi phía bắc, rất sâu trong rừng già, phải đi lấy về được thì mới cứu được con”. Vị sư tả về loại cây ấy thật kỹ và miêu tả cả về nơi mà loại cây thuốc ấy mọc được. Người phụ nữ đắn đo: “Đi xa như thế, nhỡ con tôi không chờ được thì sao, bởi nó yếu lắm rồi”. “Vậy thí chủ có chấp nhận ngồi nhìn con chết không?”. Nghe vậy, bà vội lên đường, bởi đương nhiên bà không thể ngồi nhìn con chết.
Đường đi thực rất xa, rất khó khăn và phải leo lên rất nhiều ngọn núi cao. Cuối cùng, bà cũng đến nơi. Đó là một làng hẻo lánh ở giữa thung lũng, dường như chỉ có bà là người đầu tiên đặt chân đến. Ở đây, người ta không hề biết đến ánh đèn, thuốc men, thực phẩm... mọi thứ đều thiếu thốn, cuộc sống như thể tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.
Lúc bà đến, làng này vừa trải qua trận lũ quét. Những người mẹ mất con ngồi bên bậu cửa ôm tấm áo khóc. Những xác người lấm bùn nằm bên đường vừa được tìm thấy sau cơn lũ... Nỗi đau lớn chồng chất lên ngôi làng. Bà vội chạy đến giúp họ chôn những xác chết, chăm sóc những người bị thương, an ủi những người mẹ mất con...
Suốt vài ngày liền, trước những nỗi đau quá lớn của dân làng, bà dường như quên mất nỗi đau của chính mình. Khi mọi việc đã ổn, bà mới hỏi nơi có loại cây thuốc kia, nhưng mọi người dân đều không biết. Đi đến đâu, gặp ai, bà cũng hỏi và nói về mục đích tìm cây thuốc để cứu con. Thế nhưng, đến nhà ai, bà cũng thấy cảnh đói rét, khổ sở, ốm đau, bệnh tật, mất mát... Nỗi đau mà bà cảm nhận được từ họ khiến bà thấy nỗi đau từ sâu thẳm trong tim mình cứ vơi dần...
Cuối cùng, bà cũng tìm được cây thuốc mà vị sư bảo, rồi về nhà, với hy vọng ngập tràn. Nhưng con bà đã chết được mấy ngày. Bà nhớ con, nhưng thật kỳ lạ là bà không còn thấy đau khổ như trước đây.
Bà đến gặp vị sư. Ông nói: “Thực ra, cây thuốc đó không thể cứu được con bà”. Bà đáp: “Tôi biết, nhưng nó đã cứu được tôi và linh hồn con tôi”. “Thí chủ hiểu được như vậy là tốt”.
“Tôi hiểu được một điều, khi tôi quan tâm và muốn chia sẻ nỗi bất hạnh của người khác, thì nỗi đau của tôi cuối cùng cũng được mang đi khỏi cuộc đời tôi” - bà nói.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21