Cấp thẻ căn cước công dân: Liệu có lãng phí?
Thay CMND bằng Thẻ căn cước, người dân được lợi gì? | |
Thẻ căn cước công dân có thể thay thế sổ hộ khẩu |
Luật CCCD chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2016 dùng để thay thế cho GCMND sẽ được thực hiện tại 16 địa phương, gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây Ninh, Quảng Bình và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là những địa phương đã đủ điều kiện để cấp, đổi.
Khi làm thủ tục cấp, đổi thẻ CCCD, người dân chỉ cần mang sổ hộ khẩu và GCMND (bản chính) đến chính quyền là được cấp đổi. Với những trường hợp GCMND vẫn còn thời hạn thì không nhất thiết phải đổi và vẫn có giá trị sử dụng. Trường hợp đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp CCCD lần đầu, đổi thẻ CCCD khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi và đổi thẻ CCCD khi có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD do lỗi của cơ quan quản lý CCCD, những người đã có GCMND 9 số, 12 số lần đầu đổi sang CCCD sẽ được miễn phí.
Trường hợp công dân phải trả phí khi đổi thẻ mới chưa hết hạn đổi, hoặc thay đổi về nội dung trên thẻ là 50.000 đồng, cấp lại là 70.000 đồng.
Mặc dù được đánh giá tương lai thẻ CCCD sẽ rất tiện dụng, có thể dùng như hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận về điều khoản này. Tuy nhiên, nếu so với GCMND thì thẻ CCCD chỉ khác ở việc gọi GCMND là CCCD, dân tộc được thay bằng quốc tịch, dấu của Bộ Công an được thay bằng Quốc huy nước CHXHCN Việt Nam. Nếu thời hạn sử dụng thẻ GCMND là 15 năm thì với CCCD sau lần cấp đầu tiên, công dân phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Từ việc không có sự thay đổi nhiều giữa GCMND và thẻ CCCD, nên nhiều người dân cảm thấy phiền hà, tốn kém thời gian, tiền của nhà nước và người dân. “Việc thay đổi này chủ yếu về hình thức, chứ ít thay đổi về nội dung, đã có CMND và hộ chiếu rồi, sao lại còn cần phải đổi sang CCCD làm gì?. Tôi nghĩ, đổi sang thẻ CCCD chỉ làm lãng phí tiền của, thời gian của nhà nước và công dân mà thôi” - anh Nguyễn Hữu Doanh (trú tại Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ.
Còn chị Nguyễn Thị Hà (trú tại Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) lại lo lắng: “Tôi gửi tiền trong ngân hàng, khi muốn rút ra, tôi đi làm thủ tục, thì nhân viên ngân hàng bảo đúng tôi là chủ tài khoản, nhưng không thể rút được. Lý do là bởi, tôi mới đổi lại CMND từ 9 số sang 12 số. Do đó, nếu muốn rút tiền, tôi phải xin xác nhận của chính quyền địa phương, công an sở tại về việc đổi CMND. Không biết, khi đổi sang CCCD, tôi có gặp phải rắc rối gì nữa hay không?”.
Anh Hà Minh Hoàng (trú tại Yên Nghĩa, quận Hà Đông) lại không khỏi bất ngờ khi biết mình có thêm một mã số thuế (MST) thu nhập cá nhân. Theo anh Hoàng, năm 2010, anh đã làm MST một lần, nhưng mới đây, anh lại được cơ quan thuế thông báo có thêm một MST thu nhập cá nhân nữa. Hỏi ra mới biết, trước đây anh dùng CMND 9 số, sau khi đổi sang CMND 12 số, cơ quan thuế cũng làm thêm một MST thu nhập cá nhân mới. “CMND thay đổi số đã phức tạp như thế. Không hiểu khi đổi từ CMND sang CCCD sẽ như thế nào? Đó còn là chưa kể đến việc khi làm thủ tục cấp, đổi sang CCCD sẽ mất thời gian của người dân, bởi họ thường làm việc trong giờ hành chính. Chẳng lẽ lại phải xin nghỉ việc để đi xin cấp, chuyển đổi từ CMND sang CCCD khi mình cũng chưa biết nó đem lại được lợi ích gì?”.
Khi được hỏi về việc tiến hành cấp thẻ CCCD ngay trong năm 2016, nhiều chuyên gia và luật sư cho rằng, đây là chủ trương đúng để hòa nhập với thế giới, nhưng hơi nóng vội, tốn kém và nên lui thêm một thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Lý do là bởi, nước ta đang trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc cấp thẻ CCCD lại gây lãng phí thời gian, tiền của ngân sách và nhân dân. Điều này vô hình chung tạo thêm gánh nặng cho đất nước. Nhà nước vẫn có thể quản lý được công dân dựa trên cơ sở dữ liệu của hộ chiếu, CMND, không nhất thiết phải thêm cả CCCD. Việc có thêm CCCD sẽ làm cho việc quản lý công dân thêm rối, bởi cơ sở dữ liệu bị phân tán thành 3 nhóm cơ sở dữ liệu (hộ chiếu, CMND và CCCD), nên việc này cần lui lại 5 – 6 năm nữa chứ không phải thực hiện ngay bây giờ.
Ở khía cạnh khác, nhiều người lo ngại rằng, việc Bộ Công an chuẩn bị áp dụng quy định cấp thẻ CCCD cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ dễ dẫn tới tình trạng “khủng hoảng căn cước” cho người dân. Và khi đã thực hiện, chúng ta nên thống nhất về một cơ sở dữ liệu để dễ quản lý. Chứ không thể để việc một người lại có 3 – 4 loại giấy tờ, nhưng cùng một chức năng như thế.
Ngô Bảo Chi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31