Cảnh giác với lời "hứa hẹn" xuất khẩu lao động
Thận trọng trước các thông tin, chương trình XKLĐ Hàn Quốc | |
Công ty Tiến Phát có dấu hiệu lừa đảo NLĐ: Công an vào cuộc | |
Nhận tiền, “hứa ảo” đưa đi Nhật làm việc |
Lời rao tuyển hấp dẫn
Mới đây, hơn 45 người lao động Việt Nam đã bị lừa sang Thái Lan với lời hứa hẹn được làm việc tại một công ty Nhật Bản có mức lương cao 20 - 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, sau khi đóng 3.000 USD phí làm visa lưu trú và thẻ lao động Thái Lan, 500 USD các loại phụ phí và 1.000 USD đặt cọc; khi sang đến nước bạn, số lao động này mới “té ngửa” biết mình bị lừa vì không có công ty Nhật Bản nào tuyển lao động Việt Nam sang làm việc. Hay trường hợp hơn 20 lao động tại các tỉnh Miền Tây và TP Hồ Chí Minh đã bị Công ty TNHH V.N.R (quận Tân Bình) lừa đóng một khoản phí từ 1.500 - 3.000 USD, nhưng không được sang Nhật làm việc...
Người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin khi đi xuất khẩu lao động. |
Hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh có rất nhiều công ty, doanh nghiệp đăng thông báo tuyển dụng người lao động đi làm việc tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... với mức lương khá hấp dẫn. Ví dụ như công ty TNHH New World tuyển 100 người đi xuất khẩu Nhật Bản, Hàn Quốc với chi phí 50 - 150 triệu đồng, cho công việc có mức lương 30 - 50 triệu đồng/tháng. Công ty TNHH Nhật Nam cũng rao tuyển dụng 150 lao động đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... chi phí học và đi xuất khẩu phải đóng 100 - 120 triệu đồng/người, làm việc 3 - 5 năm cho thu nhập 30 - 60 triệu đồng/tháng... Tuy nhiên, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh (LĐTB&XH TP.HCM), những công ty này không thuộc danh sách công ty được cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động.
Bà Trương Lê Mỹ Ngọc, Trưởng phòng Việc làm Sở LĐTB&XH TP.HCM, cho biết, hiện trên địa bàn thành phố có 44 công ty và 17 chi nhánh công ty có chức năng và giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trong năm 2015, số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 13.597 người, trong đó doanh nghiệp XKLĐ đã đưa 13.552 lao động đi làm việc ở các nước, tập trung chủ yếu tại các thị trường Nhật Bản (47,7%), Đài Loan (Trung Quốc - 25,3%), Malaysia (3,6%), Hàn Quốc (4,2%)...
“Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng cũng đăng tin tuyển dụng; lợi dụng sự cả tin của người lao động bằng việc đưa ra các lời hứa hẹn đảm bảo đưa đi làm việc trong thời gian ngắn với chi phí rẻ, dẫn đến sự mất cảnh giác của người lao động. Vì vậy, người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin tránh bị “sập bẫy” lừa đảo đi xuất khẩu lao động”, bà Ngọc cho biết thêm.
Người lao động cần tỉnh táo
Bà Dương Thị Thu Cúc, Chủ tịch HĐTV Công ty Dịch vụ Quốc tế Sài Gòn cũng cho hay: “Tình trạng một số doanh nghiệp thu phí đặt cọc cao, một số công ty không có chức năng xuất khẩu lao động, nhưng cũng tham gia đưa người đi xuất khẩu lao động, sau khi thu tiền rồi “đem con bỏ chợ” đang khiến nhiều người lao động không tin tưởng vào các công ty xuất khẩu lao động. Điều này, vô tình đã gây khó khăn cho các công ty có giấy phép hoạt động chân chính, có nhu cầu tuyển dụng thật, nhưng lại không tìm được nguồn tuyển. Công ty đang có nhu cầu tuyển khoảng 500 thực tập sinh cho các nghề lắp ráp giàn giáo, xây thô, thợ sắt... đi làm việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên, do nguồn cung khan hiếm cho nên mỗi vị trí tuyển chỉ có 1 - 2 ứng viên tham gia”.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) trong năm 2016, các doanh nghiệp cả nước đang có nhu cầu tuyển khoảng 115.000 lao động để xuất khẩu. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho người lao động Việt Nam khi muốn đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, người lao động cũng cần tỉnh táo trước những thông tin về xuất khẩu lao động.
Bà Trương Lê Mỹ Ngọc, Trưởng phòng Việc làm Sở LĐTB&XH thành phố, cho rằng, người lao động cần tìm hiểu kỹ và cảnh giác trước những lời hứa hẹn sẽ được xuất cảnh ngay sau khi đăng ký tham gia. Khi đóng tiền tham gia đi làm việc ở nước ngoài, cần tìm hiểu các khoản phí mà doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải đóng và yêu cầu công ty phải có phiếu thu hợp lệ do công ty cung cấp, ghi rõ các khoản thu, tránh trường hợp đăng ký đi làm việc tại công ty này nhưng các chứng từ, biên nhận lại của công ty khác cung cấp.
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37