Cần vào cuộc quyết liệt hơn khi đã có chế tài
Thuốc lá lậu gây thất thu ngân sách chục nghìn tỷ đồng mỗi năm | |
Đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá |
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, kể từ khi Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2014 về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá và Quyết định 2371/QĐ-TTg năm 2014 về việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá nhập lậu bị tịch thu được ban hành, tình hình buôn lậu thuốc được kiểm soát tốt hơn.
Tình trạng thuốc lá lậu có được kiểm soát khi chế tài đã có. (Ảnh nguồn: Công thương) |
Trong 2015, năm đầu tiên cơ quan chức năng thực hiện tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu và hỗ trợ kinh phí tiêu hủy, đã bắt giữ được 15.064 vụ, tịch thu 10.754.247 bao, tiêu hủy 10.147.156 bao. Lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam trong năm 2015 ước tính chỉ vào khoảng 14 tỷ điếu (tương đương khoảng 700 triệu bao). Việc tiêu hủy thuốc lá điếu nhập lậu đã phát huy tác dụng, làm lượng thuốc lá nhập lậu giảm khoảng 30% so với năm 2014, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu hợp pháp trong nước phục hồi sản xuất, nộp ngân sách nhà nước tăng hơn 1.000 tỷ đồng (6,2%).
Thế nhưng mới đây, sau khi Bộ Tài chính đưa ra dự thảo về việc thí điểm bán đấu giá thuốc lá nhập lậu, tình hình thuốc lá lậu vào Việt Nam lại có chiều hướng tăng mạnh hơn, bất chấp việc Quốc hội đã thông qua sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2015 và sửa đổi điều 190, 191 theo hướng thuốc lá lậu là hàng cấm, truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù từ 1 đến 15 năm (tùy mức độ vi phạm) đối với hành vì buôn bán, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu…Theo chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam Vũ Văn Cường, sở dĩ thuốc lá lậu tăng mạnh bởi luật sửa đổi chỉ chính thức có hiệu lực từ 1/8/2018. Bên cạnh đó, thuốc lá lậu có sức hấp dẫn bởi gọn nhẹ, dễ vận chuyển, lợi nhuận 350%, trốn tất cả các loại thuế gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt 70%; đóng góp quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá 1,5%; thuế giá trị gia tăng 10%; và thuế nhập khẩu 135%.
Trước việc siêu lợi nhuận mang lại từ việc nhập lậu thuốc lá, cùng với việc các văn bản pháp luật chưa thống nhất việc xử lý hình sự đối với hành vi mua bán, vận chuyển thuốc lá lậu đã gây khó khăn cho các cơ quan trong việc xử lý. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cơ hội cho các đối tượng tranh thủ đưa thuốc lá lậu qua biên giới. Đặc biệt, thời gian từ nay tới cuối năm 2017 các văn bản pháp lý nới lỏng sẽ tạo ra kẽ hở lớn và là “thời gian vàng” để các đối tượng buôn lậu thuốc lá lộng hành tìm cách tràn vào Việt Nam.
Theo dự báo của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, từ nay đến cuối năm 2017, hoạt động buôn lậu thuốc lá sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và công tác chống buôn lậu sẽ ngày càng khó khăn hơn. Trước thực trạng này, Hiệp hội đã kiến nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành trung ương và địa phương tăng cường triển khai các biện pháp quyết liệt chống buôn lậu và hỗ trợ nhân lực, phương tiện cho các lực lượng chức năng, các địa phương đủ mạnh để kịp thời đối phó với nạn buôn lậu thuốc lá điếu hiện nay.
Trước kiến nghị của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, cũng như nguy cơ thuốc lá lậu ngày càng tăng mạnh trong thời điểm cuối năm, mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có văn bản 6326/VPCP-VI đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng bộ đội biên phòng, lực lượng công an mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu đối với mặt hàng thuốc lá và đường cát; tăng cường kiểm tra, phối hợp công tác, quyết liệt triệt phá các đường dây, ổ nhóm, các đầu nậu lớn… tại các địa bàn trọng điểm trên cả nước, đặc biệt là khu vực biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.
Cùng với đó Bộ Công thương cũng đã ban hành Chỉ thị số 7127 về tăng cường công tác chống buôn lậu thuốc lá điếu. Với những động thái tích cực và quyết liệt của Chính phủ cùng các Bộ, ban, ngành, nhiều người tiêu dùng hi vọng trong thời gian tới tình trạng thuốc lá lậu sẽ thực sự được kiểm soát. Khi đó, không chỉ ngân sách nhà nước không bị thất thu, quyền lợi của doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong nước được bảo đảm, mà người tiêu dùng cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07