Cần tạo chuyển biến nhận thức của người dân về tác hại của rượu, bia
Sáng nay (23/5), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết, quan điểm xây dựng và một số nội dung chủ yếu của dự án Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia |
Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Ban soạn thảo, các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, đồng thời tiếp tục khảo sát, tổ chức các hội nghị lấy ý kiến, đối thoại với các đối tượng chịu sự tác động. Sau khi chỉnh lý, dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sau còn 36 điều, ít hơn 2 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình.
Đáng chú ý là một số điểm mới cơ bản so với pháp luật hiện hành, như: Luật hóa hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; quy định độ tuổi được mua rượu, bia; địa điểm không uống rượu, bia, địa điểm không bán rượu, bia và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý cơ sở có địa điểm không uống, không bán rượu, bia và người đứng đầu cơ quan, tổ chức và gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Quy định các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia, trong đó quy định người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông; giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải thực hiện các biện pháp để người điều khiển phương tiện không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông; quy định về phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, các bệnh có liên quan đến sử dụng rượu, bia; tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia; biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng; chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia...
Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, với hơn 30 lượt ý kiến đăng ký phát biểu và nhiều ý kiến đăng ký tranh luận về cách hiểu, quy định còn chưa rõ trong dự án luật.
Nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành Luật này, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền - Đoàn đại biểu tỉnh Phú Yên cho rằng: Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục... đau lòng xảy ra, trong đó có những người vướng vào lao lý, mà nguyên nhân do tác hại của rượu bia gây ra.
“Nếu dùng rượu, bia mà không kiểm soát thì tác hại khôn lường, người sử dụng rượu, bia quá liều khiến không chỉ trở thành nạn nhân, thậm chí trở thành tội phạm”, bà Hiền nêu ý kiến.
Bà Hiền cũng dẫn thêm thông tin, qua khảo sát và thảo luận sâu đối với nhóm trẻ em, cụ thể với trẻ em từ 12-16 tuổi về thức uống thường dùng hiện nay, có tới 83% ý kiến nêu lên đang sử dụng một số đồ uống có cồn; trả lời cho câu hỏi tiếp theo, có tới 87,6% các em không nhận biết được đó là đồ uống có cồn (có độ cồn từ 4,5% trở lên) mà chỉ cảm nhận sau khi uống thấy “lâng lâng, hơi chóng mặt, tim đập nhanh”. Nguy hại hơn ở chỗ, gần 80% trẻ em trả lời sẽ tiếp tục sử dụng đồ uống vì được giới thiệu, quảng cáo là nước hoa quả lên men, nước trái cây có ga...
Từ phân tích trên, bà Hiền đề nghị: Cần thay đổi quy định về độ cồn từ 4% trở lên thay cho mốc 5,5%; đồng thời thay đổi quy định khung giờ quảng cáo từ 18-21 giờ, thay cho những quy định từ 19-20 giờ; cần cấm bán rượu, bia trên internet...
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền - Đoàn đại biểu tỉnh Phú Yên nêu ý kiến |
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Phạm Trọng Nhân – Đoàn đại biểu Bình Dương cho rằng: Hiện, bia dưới 5,5% độ cồn đang được bảo phủ toàn bộ thị trường, “không có vùng cấm” trong quảng cáo.
Ông Nhân cũng cho rằng, thời gian gần đây có sự xuống cấp, băng hoại đạo đức mà căn nguyên có phần xuất phát từ rượu bia, thì tình trạng dễ dàng tiếp cận đồ uống có cồn cần được xem xét. Vì vậy, đại biểu Nhân đề nghị cần phải xem xét, rà soát lại ngưỡng cồn từ 4-5 độ trong tất cả các quy định, thay vì từ 5,5 độ như trong Dự thảo hiện tại.
Bày tỏ quan điểm tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Đoàn đại biểu Quảng Bình nhấn mạnh: Có thể nói, hiện nay cả nước đang nóng lên về lái xe uống rượu, bia gây tai nạn tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Chính vì thế, Quốc hội lần này thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ khiến cho người dân rất phấn khởi và đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của luật thì việc làm chuyển biến nhận thức của người dân là đặc biệt quan trọng
“Tôi đề nghị phải làm rõ, nhấn sâu vấn đề không hiệu quả của rượu bia như sau: Gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế - xã hội, một trong những nguy cơ hàng đầu gây tàn tật và tử vong của người Việt Nam, nguyên nhân liên quan đến rối loạn tâm thần người lái xe gây tai nạn giao thông, gây tổn thương cả về tinh thần, tính mạng, cuộc sống của bản thân và người khác, làm cho bản thân và gia đình vướng vào vòng lao lý, mắc các bệnh tật như sơ gan, tim mạch, ung thư, gây hậu quả tử vong trước tác hại của rượu, bia. Nếu không có giải pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia thì hậu quả gây tác hại của rượu, bia sẽ tăng cao trong thời gian tới và đe dọa trực tiếp đến người sử dụng”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nêu ý kiến.
Theo ông Phương, cần chú trọng sự thay đổi về nhận thức. Nếu mình có tờ rơi, mình có cam kết giữa từng người trong người dân, các cán bộ trong cơ quan cam kết không để những tác hại của rượu, bia thì hiệu quả rất tốt. “Phải tạo chuyển biến hẳn trong nhận thức”, đại biểu Phương nhấn mạnh thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25