Cần phải thẩm định dự án lấn sông Đồng Nai làm khu đô thị
TIN LIÊN QUAN | |
Lấn sông Đồng Nai xây dựng khu đô thị: Chính quyền tỉnh “bỏ qua” cảnh báo | |
Khi người ta xây phố trên sông |
Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Tài nguyên - Môi trường (TNMT) chủ trì, phối hợp với các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Xây dựng, Giao thông vận tải (GTVT), UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện dự án, đánh giá tác động của dự án, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Theo đó, những vấn đề vượt thẩm quyền, Bộ TNMT báo cáo Thủ tướng trong tháng 5/2015.
Trước đó báo Lao động Thủ đô (ra ngày 26/3) có phản ánh về những thông tin liên quan đến thông cáo báo chí của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) về dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai” cho phép Công ty cổ phần đầu tư kiến trúc xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP group) làm chủ đầu tư, đổ đất đá, san lấp một phần sông Đồng Nai để làm dự án khu đô thị, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường của con sông. Bộ TNMT đã đề nghị phía tỉnh báo cáo. Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến cho biết, báo cáo đánh giá tác động môi trường thì tỉnh phê duyệt, nhưng báo cáo đánh giá tác động đó chỉ nói về phần xây dựng ở bên trên sông. Còn Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai chỉ có chức năng về bảo vệ môi trường của lưu vực sông, giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng nước, các cơ sở gây ô nhiễm, nguồn xả thải trên lưu vực sông. Cho nên, vấn đề chính ở đây là những yếu tố liên quan đến tài nguyên nước và hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ hành lang sông. Theo ông Tuyến, vấn đề chi phối của dự án này không hẳn là vấn đề môi trường, mà là chi phối của Luật Tài nguyên nước. Theo đó, những nội dung mà dự án liên quan là điều 31 của Luật Tài nguyên nước về hành lang bảo vệ nguồn nước, hoặc như khoản 5, điều 9 của luật này có quy định các hành vi nghiêm cấm xâm phạm hành lang bảo vệ nguồn nước.
Lượng đất đá được chủ đầu tư đổ vào lòng sông Đồng Nai với khối lượng khủng |
Liên quan đến vụ việc, đại diện Văn phòng Chính phủ cũng đã làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai nghe báo cáo về tính pháp lý của dự án cải tạo cảnh quan và đô thị ven sông Đồng Nai. Tại buổi làm việc, các sở ngành liên quan đến việc thẩm tra, đánh giá dự án trên đã trình bày quá trình phê duyệt, cấp phép cho dự án.
Ngày 27/3, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản chấp thuận đề nghị của TTG group tạm dừng thi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”. Văn bản này nêu rõ, việc tạm dừng thi công theo đề nghị của TTP group nhằm xin ý kiến các Bộ TNMT, NN&PTNT, Xây dựng liên quan đến việc thẩm định tính pháp lý cũng như đánh giá, làm rõ hơn các tác động của dự án. “Văn bản đề nghị dừng thi công dự án của Công ty Toàn Thịnh Phát gửi UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, trên tinh thần lắng nghe, cầu thị, tiếp nhận thông tin từ dư luận, công ty nhận thấy cần có thời gian để các nhà khoa học đóng góp ý kiến, phản biện cũng như đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo giải quyết thấu đáo các vấn đề có liên quan”. Trao đổi với báo chí, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho hay việc tỉnh chấp thuận cho TTP group tạm ngừng thi công không phải vì nhận thấy dự án này sai phạm mà vì tôn trọng đề nghị của chủ đầu tư. Vị này cho biết, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ có trách nhiệm trong việc mời các bộ, ngành trung ương vào thẩm định dự án và sẽ hợp tác tối đa để làm sáng tỏ các vấn đề đang tranh luận.
Bà Lâm Thị Thu Sửu, đại diện VRN cho biết, theo đánh giá các chuyên gia, dự án đã xuất hiện nhiều lỗ hổng. Đến 91% diện tích dự án là mặt sông Đồng Nai nên phải chịu sự điều phối của Luật Tài nguyên nước. Theo bà Sửu, quyết định về việc chấp thuận đầu tư dự án do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành năm 2014 không hề căn cứ vào Luật Tài nguyên nước. UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép cho TTP group xây dựng công trình trên sông là hợp thức hóa hành vi bị cấm.
Theo PGS-TS Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT, dự án phải tuân thủ Luật Đê điều và Luật Phòng chống thiên tai nhưng trong các văn bản pháp lý liên quan cũng như quá trình thực hiện đều không nhắc đến 2 luật này. Còn về Luật Quy hoạch đô thị về việc lấy ý kiến cộng đồng cũng thực hiện không đúng. Điều 20 của luật này quy định cơ quan, tổ chức lập quy hoạch đô thị, chủ đầu tư dự án, đầu tư xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, nhiều người dân trong khu vực dự án không hề hay biết về việc dự án sẽ được triển khai như thế nào.
Trần Nguyên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48