Cần có quy định cụ thể việc hỗ trợ kinh phí cho người trông coi di tích

Hỗ trợ kinh phí cho người trông coi di tích không phải đến bây giờ mới được đề cập. Song, với số lượng di tích trên địa bàn lớn, nguồn ngân sách còn hạn chế thì công tác này rất ít được các địa phương chú trọng triển khai. Thực tế cho thấy, ở những nơi chi trả hỗ trợ, người trông nom di tích yên tâm và gắn bó với công việc hơn, tình trạng mất cắp cổ vật cũng được hạn chế.
can co quy dinh cu the che do chi tra che do cho nguoi trong coi di tich Công tác trùng tu di tích vẫn vướng bởi kinh phí
can co quy dinh cu the che do chi tra che do cho nguoi trong coi di tich Thêm 3 di tích được xếp hạng quốc gia
can co quy dinh cu the che do chi tra che do cho nguoi trong coi di tich Người cựu binh già hơn 20 năm canh giấc ngủ đồng đội

Theo báo cáo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn hiện có 5.922 di tích, trong đó có 2.435 di tích được xếp hạng. Như vậy, số di tích sẽ tương đương với lượng người trông coi và bảo vệ. Cần phải khẳng định, di tích là tài sản chung của cộng đồng, phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của người dân nên công tác trông coi, bảo vệ luôn cần thiết. Song, có một thực tế là, không ít người dù đã đảm nhận công tác trông giữ di tích suốt hàng chục năm nhưng họ vẫn không hề nhận được bất kỳ chế độ hỗ trợ nào. Trường hợp ông Nguyễn Đình Kính (70 tuổi, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức)– Thủ từ trông giữ đình Tiền Lệ là một ví dụ.

can co quy dinh cu the che do chi tra che do cho nguoi trong coi di tich
Khó khăn về ngân sách khiến không ít người trông coi di tích suốt nhiều năm nhưng vẫn không được hưởng chế độ gì

Theo đó, ông Kính bắt đầu công việc trông giữ di tích Quốc gia đình Tiền Lệ từ năm 2003. Làm công việc “vác tù và” nhưng ông Kính luôn coi đây là trọng trách lớn, mọi việc làm đều xuất phát từ sự tự nguyện và không có chế độ. Suốt 14 năm đảm nhận công tác này, mỗi khi nhân dân đến lễ lạt ông đều nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn. Ông còn là “hướng dẫn viên” am hiểu về lịch sử ngôi đình cổ của làng nên khi có khách đến ông Kính đều dành thời gian trò chuyện, giới thiệu về giá trị công trình kiến trúc, văn hóa tâm linh này.

Thấy được sự nhiệt tình của ông Kính, Hội Người cao tuổi địa phương đã hỗ trợ 350.000 đồng/tháng. “Tôi trông giữ đình được 14 năm, suốt quãng thời gian này không hề nhận được hỗ trợ từ xã. Thấy tôi trông nom vất vả, các cụ trong làng có hỗ trợ tôi 350.000 đồng/tháng. Tôi ra làm công việc này chủ yếu với suy nghĩ ra giúp việc cho dân làng chứ tính kinh tế thì cả ngày, cả đêm chưa được 10.000 đồng, còn không đủ ăn quà sáng” – ông Kính bộc bạch.

Theo ông Nguyễn Như Chương – Trưởng ban Khánh tiết Đình Tiền Lệ, dù có người trông coi di tích song khi xảy ra mất mát sẽ rất khó quy được trách nhiệm vì công việc trên hoàn toàn tự nguyện, không có hợp đồng và kinh phí ràng buộc. “Địa phương có đặc thù gồm nhiều điểm phục vụ tín ngưỡng, tâm linh như: 3 chùa, 2 quán, 1 đình, 1 đền… mỗi khu vực này phải cắt cử và chia đều ra 5 - 8 người trông. Không có hỗ trợ cho họ sẽ khó quy được trách nhiệm, không có gì ràng buộc rất khó” – ông Chương chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề này, ông Tạ Như Hải – Cán bộ phụ trách Văn hóa xã Tiền Yên cho biết, địa phương cũng đã nhìn nhận được những bất cập trên song do ngân sách còn hạn chế nên chưa thể cân đối để chi trả cho người trông coi di tích.

Liên quan đến vấn đề hỗ trợ kinh phí cho những người trông coi di tích, ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, cho biết: Những bất cập liên quan từ lâu đã được thành phố nhìn nhận. Hiện thành phố đã có chủ trương giao cho Sở Văn hóa cùng các ban ngành, quận, huyện rà soát để đề ra phương hướng xử lý cụ thể. “Những di tích nào có nguồn thu ổn định sẽ cho phép trích từ nguồn thu ấy ra cho người trông coi. Còn những di tích nào không có nguồn thu hoặc nguồn thu không ổn định thì phải viết đề án để trình với Hội đồng Nhân dân Thành phố xem xét hỗ trợ” – ông Tiến chia sẻ.

Trong khi nhiều địa phương loay hoay với vấn đề này thì ở huyện Mê Linh, công tác hỗ trợ cho những người trông coi di tích đã được triển khai từ năm 2012, hiện đã và đang phát huy được những hiệu quả tích cực. Ông Nguyễn Huy Sơn - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Mê Linh cho biết: “Hoạt động này chính thức được triển khai từ năm 2012 khi Mê Linh xây dựng đề án trùng tu, tôn tạo di tích và được Hội đồng Nhân dân huyện thông qua. Đây là sự quan tâm, ghi nhận của địa phương với những người trông coi, hiệu quả thực tế cho thấy họ rất phấn khởi, gắn bó hơn với công việc. Các vấn đề như di tích xuống cấp, mối mọt, tình trạng mất cắp các cổ vật… ở các di tích cũng đã hạn chế”.

Theo ông Sơn, nhằm thực hiện Quyết định 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của Ủy ban Nhân dân Thành phố, huyện Mê Linh đã chỉ đạo các xã, thị trấn nhanh chóng kiện toàn Ban quản lý di tích. Đến nay, hầu hết các di tích trên địa bàn đã thành lập Ban quản lý do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch các xã, thị trấn làm trưởng ban. Hiện huyện trực tiếp quản lý 75 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng. Với các di tích này, huyện hỗ trợ kinh phí trông coi, bảo vệ di tích là 450.000 đồng/tháng/người, hỗ trợ mỗi Ban quản lý xã, thị trấn 5 triệu đồng/năm.

Bảo vệ di tích là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Bởi vậy, đi liền với trách nhiệm là chế độ đãi ngộ hợp lý hơn cho lực lượng này. Từ kinh nghiệm của huyện Mê Linh cho thấy, dù nguồn ngân sách hạn chế nhưng việc chi trả chế độ cho người trông coi di tích vẫn có thể thực hiện được nếu phân bổ một cách hợp lý.

Đinh Luyện – Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Xem thêm
Phiên bản di động