Cần có cơ chế trong việc trọng dụng, tuyển dụng nhân tài

(LĐTĐ) Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều nay 24/5 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.  
can co co che trong viec trong dung tuyen dung nhan tai Cụ thể hóa chính sách thu hút nhân tài
can co co che trong viec trong dung tuyen dung nhan tai Hà Nội: Đề xuất tăng thu nhập cho cán bộ nhằm thu hút nhân tài
can co co che trong viec trong dung tuyen dung nhan tai Muốn thu hút nhân tài: Phải trao tính tự chủ cho người đứng đầu
can co co che trong viec trong dung tuyen dung nhan tai
Quang cảnh phiên họp chiều nay (ảnh Q.K)

DỰ THẢO CÓ NHỮNG ĐIỂM MỚI GÌ?

Theo đó dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức để thể chế hóa chủ trương không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập; tạo sự đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; phân cấp, phân quyền cho bộ, ngành, địa phương; thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức.

Về việc định hướng phát triển lâu dài theo chủ trương của Đảng, dự thảo Luật quy định quy định chính sách đối với người có tài năng; thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức; đẩy mạnh việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập; bổ sung nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết về ngạch công chức khác để bảo đảm phù hợp định hướng sửa đổi tiền lương trong thời gian tới. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về nâng ngạch công chức; về quy định bổ nhiệm lại, giải quyết nghỉ hưu đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật; về đơn phương chấm dứt hợp đồng và chế độ đối với viên chức thôi việc trong một số trường hợp để giải quyết vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.

Về việc không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay hiện còn 2 phương án. Một là, không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức, bởi vì việc quy định đồng thời 02 hình thức kỷ luật giáng chức và cách chức áp dụng đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý dễ dẫn đến tình trạng nể nang, chỉ áp dụng hình thức “giáng chức” thay vì phải áp dụng hình thức “cách chức”. Hơn nữa, quy định về hình thức kỷ luật giáng chức là không phù hợp với việc bố trí công chức theo vị trí việc làm. Vì vậy, để bảo đảm tính nghiêm minh, sự nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm của đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng lợi dụng quy định để xử lý kỷ luật ở mức độ nhẹ hơn thì không nên tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức. Hai là, giữ hình thức kỷ luật giáng chức như Luật Cán bộ, công chức hiện hành. Dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội theo phương án không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức theo phương án 1.

Về thực hiện chế độ hợp đồng xác định thời hạn đối với viên chức tuyển dụng mới, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, nội dung này có 02 phương án thể hiện. Phương án 1, thể chế hóa chủ trương của Đảng theo hướng đối với tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng xác định thời hạn. Phương án 2, giữ như quy định hiện hành. Dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội thể hiện theo phương án 1.

can co co che trong viec trong dung tuyen dung nhan tai
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày dự thảo (ảnh Q.K)

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CÔNG LẬP KHÔNG CẦN CÔNG CHỨC

Tiếp đó, trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết: Về phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức theo đề xuất của Chính phủ cơ bản bao quát được các vấn đề cần được thể chế hóa đã được xác định trong các nghị quyết Trung ương 4, 5, 6, 7, 8 về tiếp tục đổi mới công tác xây dựng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời, khắc phục được những bất cập nổi lên trong thực tiễn thi hành Luật, đã rõ, cần phải sửa ngay. Phạm vi sửa đổi như dự thảo cũng là phù hợp với quỹ thời gian vật chất tương ứng để kịp chuẩn bị dự án Luật bảo đảm chất lượng trình Quốc hội thông qua chậm nhất là vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) như đã được xác định trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, cụ thể hóa Kế hoạch của Bộ Chính trị và Kế hoạch của Đảng đoàn Quốc hội.

Bên cạnh đó, một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan trình dự án tiếp tục rà soát nội dung các nghị quyết, kết luận của Trung ương để báo cáo với Quốc hội cụ thể hơn, sát hơn yêu cầu thể chế hóa trong các nghị quyết, kết luận; trong đó, làm rõ vấn đề nào cần thể chế hóa trong Luật này, vấn đề nào sẽ thể chế hóa trong đề án, văn bản khác, như yêu cầu nghiên cứu thực hiện cơ chế, chính sách liên thông, bình đẳng nhất quán trong hệ thống chính trị; liên thông giữa cán bộ, công chức cấp xã với cán bộ, công chức nói chung, giữa nguồn nhân lực ở khu vực công và khu vực tư; có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tiến tới bỏ “biên chế suốt đời”; ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm; gắn chế độ tiền lương với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; quản lý chặt chẽ biên chế trong các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước...

Đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, về nội dung đối tượng là công chức, Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng là công chức theo hướng: Không tiếp tục quy định đối tượng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là công chức; đối với lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước được thực hiện (áp dụng) chế độ công chức và tương ứng bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32, bổ sung quy định chuyển tiếp tại Điều 85 của Luật Cán bộ, công chức.

Ủy ban Pháp luật tán thành với đề nghị trên đây của Chính phủ. Vì theo pháp luật hiện hành những người thuộc bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là công chức nhưng lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập và theo báo cáo của Chính phủ thực tế những người này không được tính trong tổng số biên chế công chức, không được hưởng phụ cấp công vụ. Do đó, để thống nhất trong việc áp dụng chế độ, chính sách đối với cùng đối tượng quản lý (công chức) và phân biệt rõ hơn việc quản lý nhà nước với quản trị sự nghiệp công lập thì quy định về đối tượng công chức như dự thảo Luật là phù hợp với thực tế và yêu cầu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW “Không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước)”.

Đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật Viên chức, về nội dung đánh giá viên chức, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành sửa đổi, bổ sung các quy định về đánh giá viên chức trong dự thảo Luật. Tương tự như đã đề nghị trong phần về đánh giá cán bộ, công chức, Ủy ban Pháp luật cho rằng cần nghiên cứu bổ sung nội dung đánh giá mang tính định lượng với các tiêu chí rõ ràng hơn; việc đánh giá cần được dựa trên kết quả, mức độ hoàn thành công việc và tính đến sự gắn kết, liên thông giữa kết quả đánh giá với công tác thi đua, khen thưởng viên chức. Đồng thời, phải lưu ý việc đánh giá phù hợp với quyền và nghĩa vụ, cũng như chế độ được hưởng của viên chức bảo đảm thật sự sát thực, hiệu quả, làm rõ sự khác biệt trong đánh giá cán bộ, công chức với đánh giá viên chức.

Về xử lý kỷ luật đối với viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, Chính phủ đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng thể hiện trong cùng nội dung xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức tại khoản 16 Điều 1 của dự thảo Luật - sửa đổi, bổ sung Điều 84 của Luật Cán bộ, công chức. Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết bổ sung trong dự thảo Luật quy định về việc xử lý kỷ luật đối với viên chức sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác để thể chế hóa yêu cầu trong nghị quyết Trung ương.

can co co che trong viec trong dung tuyen dung nhan tai
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đọc báo báo thẩm tra (ảnh ĐBND)

Tuy nhiên, hoạt động của công chức là “hoạt động công vụ”, hoạt động của viên chức là “hoạt động nghề nghiệp”, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức là khác nhau nên cần tách, đưa nguyên tắc về xử lý kỷ luật đối với viên chức vào Điều 2 về sửa đổi Luật Viên chức và nghiên cứu, cân nhắc để thể hiện được những điểm khác nhau trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức với xử lý kỷ luật viên chức.

THU HÚT NHÂN TÀI VÀ “NÚT THẮT” CƠ CHẾ

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức được các đại biểu đặc biệt quan tâm là chính sách đối với người có tài năng. Đây được xem là một trong những giải pháp gỡ “nút thắt” về thu hút nhân tài vào bộ máy nhà nước.

Về vấn đề này, trong tuyển dụng, một số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi đã được xét tuyển. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, để có chính sách thỏa đáng đối với người có tài năng, Chính phủ phải căn cứ vào thực tiễn thi hành chính sách này thời gian qua, có định lượng để xác định được người có tài năng là thế nào; trong đó phải có khái niệm cơ bản, có định nghĩa khái quát để tránh gây tranh cãi thế nào là có tài, thế nào là không có tài. Còn Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, chính sách đối với nhân tài là nội dung được nhiều người quan tâm. Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách này trước khi quy định trong dự thảo Luật. Cùng với đó, cần có một khái niệm, định nghĩa như thế nào là nhân tài. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, dự thảo Luật phải đưa ra được các nguyên tắc để thu hút, sử dụng người tài, trong đó phải quy định cơ chế đặc biệt để chọn người tài, nhất là cơ chế thi tuyển. Đặc biệt, phải luật hóa nội dung thi tuyển các chức danh lãnh đạo để thống nhất trong tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, để thống nhất trong công tác tổ chức Đảng và chính quyền trong công tác chọn lựa hiền tài ra sao mới là điều quan trọng. Bên lề Quốc hội, khi trao đổi với một số đại biểu, PV LĐTĐ đã đưa ra dẫn chứng: Nếu viên chức, công chức đó thực sự tài, nhưng họ chưa phải là đảng viên; thậm chí là đảng viên song lại chưa qua các lớp đào tạo chính trị, nói ngắn gọn chưa có bằng lý luận trung, cao cấp sẽ “bị gác” lại theo quy định của tổ chức Đảng. Vì vấn vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức (cụ thể giữa các văn bản luật và quy định của tổ chức) phải gỡ được nút thắt này. Giải quyết “nút thắt” cơ chế phối hợp quản lý, song luôn đảm bảo nguyên tắc bất di bất dịch Đảng lãnh đạo, công tác cán bộ là công tác của Đảng.

L. Hà

Nên xem

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.
Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phát huy thành tựu 40 năm đổi mới đưa Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy tới 503 điểm cầu với hơn 11.000 đại biểu tham dự.
Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

Thành ủy Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030

(LĐTĐ) Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội thống nhất thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, để các cơ quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

(LĐTĐ) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Báo Quân đội nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

5 kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo đã nêu rõ 5 kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

5 vùng đô thị trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030

(LĐTĐ) Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

Hà Nội: Họp chuyên đề bàn về quy hoạch, đầu tư công, công tác cán bộ

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII tổ chức Hội nghị chuyên đề để xem xét, cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng; trong đó có nội dung về quy hoạch, điều chỉnh đầu tư công, công tác cán bộ.
Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

Hà Nội họp trực tuyến toàn Thành phố bàn 3 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Ngày 26/3, lãnh đạo thành phố Hà Nội chủ trì giao ban quý I/2024 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Thành ủy với tổng số 523 điểm cầu và hơn 8.000 đại biểu từ Thành phố xuống các phường, xã, thị trấn.
Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

Xây dựng thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chia sẻ với báo Lao động Thủ đô, đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, Đoàn thanh niên Thành phố đã và đang triển khai 3 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xây dựng nên thế hệ thanh niên Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động