Cải tạo tập thể cũ vẫn bế tắc

LĐTĐ - Chiều 12/8, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng có cuộc kiểm tra thực tế tại khu tập thể thuộc diện nguy hiểm, đã có quyết định phải di dời dân - nhà C8 Giảng Võ và làm việc với UBND Hà Nội về tiến độ cải tạo các chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Nhà C8 có 3 đơn nguyên, đơn nguyên III đã xuống cấp nghiêm trọng, được kiểm định và xếp diện nguy hiểm hạng D nhưng vẫn chưa di chuyển được người dân đến khu tạm cư để tiến hành cải tạo, sửa chữa. Hà Nội có biện pháp tạm thời là gia cố cầu thang bằng hệ thống cột chống, giằng thép.

 

Thực tế kiểm tra, Bộ trưởng Xây dựng nhận xét, những gia đình muốn đi thì bức xúc và lo lắng về độ an toàn của khu nhà. Những hộ dân muốn ở lại thì vẫn khẳng định toà nhà vẫn đảm bảo, các căn hộ đều khang trang, sống tốt...


1.800 tỷ đồng cải tạo tập thể cũ, bằng tiền xây cả khu đô thị mới!
Cầu thang tại đơn nguyên III nhà C8 Giảng Võ Hà Nội được gia cố bằng cột chống, giằng thép như thế này.

Báo cáo về tình hình, tiến độ cải tạo các khu chung cư cũ của Hà Nội, đại diện Sở Xây dựng cho biết, từ năm 2009 đến nay, công việc không có bước tiến nào đáng kể. Trong số 1.155 khu chung cư cũ, trong đó có 165 khu nhà được xếp vào diện xuống cấp nguy hiểm, cần di dời dân, phá bỏ, cải tạo, thực tế, hiện mới chỉ có nhà B4, B14 Kim Liên, 187 Tây Sơn, 1, 2, 3 Thái Hà, P3 Phương Liệt được cải tạo hoàn thành, đưa vào sử dụng; C7, B6 Giảng Võ, C1 Thành Công đang thi công, 51 Huỳnh Thúc Kháng, 148-10 Sơn Tây đã tổ chức di dời, tạm cư…

Rất nhiều điểm vướng được nêu ra. Đầu tiên, về quy hoạch kiến trúc, theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng phê duyệt, ở 4 quận nội thành cũ phải giảm mật độ dân số từ 1,2 triệu người xuống còn 0,8 triệu người; trong khi các chung cư cũ lại tập trung ở khu vực này. Bên cạnh đó, các công trình bị khống chế chiều cao, nên việc xây dựng lại mất cân đối lớn về tài chính (như nhà N3 Nguyễn Công Trứ mất cân đối 300 tỷ đồng, nếu làm toàn bộ khu vực là 1.800 tỷ đồng).

Chính sách GPMB, tái định cư không được sự đồng thuận của nhân dân. Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Thế Hùng cho biết: “Vướng mắc lớn trong quá trình triển khai là cân đối lợi ích giữa Nhà nước, chủ đầu tư và nhân dân. TP đã nghiên cứu hệ số tái định cư cao lên đến 1,4 nhưng vẫn rất khó khăn. Các chung cư cũ đang ngày càng xuống cấp, gây nhiều lo ngại cho công tác quản lý”.

Ngoài ra, tình hình kinh tế không thuận (đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản), giá cả nguyên vật liệu tăng cao… cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp đến nhà đầu tư, khiến công tác cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ chưa thực hiện quyết liệt được.

Phó Giám đốc Sở Tài chính Phạm Quý Tiên dẫn chứng cụ thể về dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công  Trứ đang được thí điểm với nhà N3. Tổng mức đầu tư để cải tạo khu nhà nhà đầu tư đưa ra là 503 tỷ, trong đó dự kiến kinh phí thu hồi lại từ 300 hộ dân được tái định cư tại chỗ chỉ khoảng 200 tỷ. Mức mất cân đối tài chính như vậy lên tới 302 tỷ đồng.

“Chỉ tính riêng 1 khu nhà với 300 hộ dân mà phải bù hơn 300 tỷ, như vậy khả năng bù đắp với toàn bộ các khu vực sẽ ra sao, nếu có thì mức chênh chính sách với các lĩnh vực khác cũng không ổn” – ông Tiên trình bày.

 

Bộ trưởng Xây dựng và Chủ tịch UBND Hà Nội trao đổi tại cuộc làm việc.

Bộ trưởng Xây dựng và Chủ tịch UBND Hà Nội trao đổi tại cuộc làm việc.

Góp lời, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phân tích, nếu làm cả khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Hà Nội phải chi 1.800 tỷ đồng. Số tiền đó đủ để xây dựng cả một khu đô thị mới ngoài khu vực nội thành để đưa toàn bộ dân sinh sống tại khu vực này ra ngoài. Thành phố thì còn lại được một khu đất vàng ở nội đô để thực hiện dự án hạ tầng, đối trừ vốn đầu tư và thậm chí làm thêm công viên cây xanh tại đây… Tuy nhiên, nan giải là người dân không chấp nhận phương án di dời mà chỉ muốn được tái định cư tại chỗ.

Chia sẻ những khó khăn, ách tắc Hà Nội phải đối diện trong nhiệm vụ này, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng ghi nhận những nỗ lực của thành phố để giải quyết vấn đề. Theo ông Dũng, nhà C8 Giảng Võ cho thấy cơ quan quản lý đã tỏ rõ trách nhiệm khi chưa di dời được dân thì cũng đã tiến hành gia cố khẩn cấp toà nhà bằng cách hàn cột chống, giằng thép… để chống đỡ thêm, phòng ngừa khả năng xảy ra mất an toàn đối với công trình. Cuộc sống của người dân, theo đó, đến thời điểm này vẫn được đảm bảo.

Người đứng đầu ngành Xây dựng bày tỏ lo lắng, số khu chung cư mất an toàn thực tế có thể vượt hơn nhiều con số 165 khu nhà mà UBND Hà Nội kiểm định đưa ra. Ông Dũng đề nghị thực hiện nghiêm công văn của Bộ về vấn đề kiểm định chung cư cũ, nếu trung tâm kiểm định của Sở Xây dựng quá tải thì cần nhờ đơn vị bên ngoài hỗ trợ thêm.

Bộ trưởng Xây dựng ủng hộ đề xuất của thành phố về phương thức huy động đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp tham gia cải tạo chung cư cũ với hướng xem xét lại quy định về tầng cao công trình, cho phép bán phần dôi dư cho dân nội đô để vừa đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư, vừa bảo toàn, không làm tăng thêm dân số khu vực nội thành.

Ông Dũng cũng nhắc Hà Nội trước mắt chủ động tiếp tục gia cố những công trình, bộ phận công trình không an toàn; kiên quyết đưa người dân ra khỏi công trình mất an toàn.

 

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn TP hiện có khoảng 1.155 nhà chung cư cao từ 4-6 tầng và 10 khu thấp tầng, từ 1-3 tầng (những nhà thấp tầng này đến nay hầu hết đã bán theo Nghị định 61/CP và người dân đã tự bỏ kinh phí để cải tạo lại do TP quản lý, ký hợp đồng cho các hộ dân thuê với diện tích 1,7 triệu m2 cần cải tạo, xây dựng lại; ngoài ra còn có các khu nhà tập thể đơn lẻ, chưa bàn giao cho TP.

Các nhà chung cư cũ trên địa bàn TP đa phần được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước. Trong quá trình sử dụng các hộ đã tự cơi nới, phát triển trên diện tích đất trống, ngoài sân nên đa số dân và diện tích các khu chung cư đã tăng hơn 1,5 lần so với thiết kế ban đầu.

Theo Dân trí

 

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/12, khu vực Hà Nội không mưa ngày nắng, nhiệt độ từ 12 đến 23 độ C.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025

Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo phân luồng giao thông trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị

Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị

(LĐTĐ) Đêm 19/12, một vụ cháy lớn xảy ra tại kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/12, khu vực Hà Nội trời ít mây không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Xem thêm
Phiên bản di động