Tuyên truyền trực tiếp đến CNLĐ chính sách bảo hiểm:

Cách làm hiệu quả

Với mục đích để công nhân lao động (CNLĐ) hiểu hơn về trách nhiệm, quyền lợi của mình khi tham gia các chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), Tổng LĐLĐVN vừa phối hợp với BHXH Việt Nam tuyên truyền về pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho hơn 250 CNLĐ tại khu nhà trọ, khu công nghiệp Nội Bài - Sóc Sơn.
cach lam hieu qua Tuyên truyền, đối thoại về chính sách bảo hiểm xã hội
cach lam hieu qua Đã đơn giản thủ tục đăng ký mua thẻ BHYT cho lao động di cư

Đây là lần đầu tiên hai bên phối hợp tổ chức tuyên truyền thiết thực về chính sách BHXH tới CNLĐ tại khu nhà trọ của Hà Nội. Hoạt động trên nằm trong khuôn khổ triển khai Quy chế phối hợp trong lĩnh vực thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT giai đoạn 2015-2020 đã được Tổng LĐLĐVN và BHXH Việt Nam ký kết năm 2015.

cach lam hieu qua
Ban tổ chức chương trình tặng 10 phần quà đến CNLĐ đã trả lời đúng câu hỏi về chính sách.

Tại chương trình, đại diện BHXH huyện Sóc Sơn đã giới thiệu, phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật BHXH (sửa đổi), Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung) và chính sách BH thất nghiệp (Luật Việc làm) tới CNLĐ.

Đặc biệt là các chế độ của chính sách BHXH bắt buộc; phương thức, thủ tục tham gia BHXH, BHYT; quyền lợi và trách nhiệm NLĐ và người sử dụng LĐ khi tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp...

Qua những cuộc tuyên truyền như thế này, cũng giúp CĐ thấy rõ hơn trách nhiệm của người sử dụng LĐ đối với CNLĐ. Đơn cử như trong chính sách BHYT, để NLĐ được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc khi không may ốm đau, người LĐ phải đóng 1,5% và người chủ sử dụng LĐ đóng 3%.

Tuy nhiên, ở nhiều nơi, chủ sử dụng LĐ đã “đàm phán” với NLĐ không mua BHYT để NLĐ đỡ tốn 1,5%, nhưng trên thực tế, NLĐ đã không biết mình mất đi 3% quyền lợi - trong trách nhiệm của chủ sử dụng LĐ

Ban Tổ chức cũng đã dành thời gian giải đáp các kiến nghị, thắc mắc từ phía CNLĐ. Theo đó, có hơn 10 ý kiến bày tỏ sự quan tâm đến chế độ, chính sách liên quan đến ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; phản ánh những khó khăn trong quá trình xử lý, giải quyết các tình huống cụ thể như chuyển nhà thì tính BHYT như thế nào... Tại chương trình, cũng có ý kiến phản ánh về vai trò của CĐ cơ sở còn mờ nhạt, chưa phát huy được hiệu quả trong việc chăm lo, bảo vệ NLĐ.

Với các kiến nghị liên quan đến vướng mắc trong chi trả chế độ BHXH, Ban Tổ chức đã đề nghị CNLĐ có báo cáo bằng văn bản gửi về BHXH huyện Sóc Sơn để xem xét, giải quyết. Về ý kiến liên quan đến CĐ cơ sở, Ban Tổ chức đã chuyển lại cho CĐ các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội kiểm tra, xem xét chấn chỉnh để tổ chức CĐ thực sự là chỗ dựa tin tưởng của CNLĐ.

Trực tiếp tham gia chia sẻ và giải đáp thông tin tới CNLĐ, ông Vũ Mạnh Tiêm- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐVN cho rằng: Chính sách BHXH, BHYT là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.

Tuy nhiên, trên thực tế mới có khoảng 12 triệu người tham gia BHXH, trong khi lực lượng CNVCLĐ hiện có khoảng 17 triệu người, như vậy vẫn còn 5 triệu người chưa tham gia BHXH.

Qua những cuộc tuyên truyền như thế này, cũng giúp CĐ thấy rõ hơn trách nhiệm của người sử dụng LĐ đối với CNLĐ. Đơn cử như trong chính sách BHYT, để NLĐ được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc khi không may ốm đau, người LĐ phải đóng 1,5% và người chủ sử dụng LĐ đóng 3%.

Tuy nhiên, ở nhiều nơi, chủ sử dụng LĐ đã “đàm phán” với NLĐ không mua BHYT để NLĐ đỡ tốn 1,5%, nhưng trên thực tế, NLĐ đã không biết mình mất đi 3% quyền lợi - trong trách nhiệm của chủ sử dụng LĐ.

“Vì vậy, CNLĐ rất cần được tiếp cận với thông tin về chính sách BHXH, BHYT để hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình khi tham gia, cũng là để bảo vệ lợi ích của chính mình. Tôi rất mong thời gian tới, Tổng LĐLĐVN và BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách pháp luật BHXH tới đoàn viên CĐ và NLĐ trên cả nước”- ông Tiêm khẳng định.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Các nữ chiến sĩ, dân quân là những đóa hoa tươi thắm hòa chung trong không khí hào hùng của Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên sáng 7/5.
Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

(LĐTĐ) Sáng 7/5, mặc dù trời đổ mưa lớn trước buổi Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng hàng ngàn người dân vẫn đứng đợi từng khối binh chủng quân đội, công an nhân dân.. diễu hành qua.
Bộ VHTT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn liveshow

Bộ VHTT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn liveshow

(LĐTĐ) Theo Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Bộ đã nắm thông tin về việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có một số huy hiệu "lạ" trên thân áo và đang cho kiểm tra, làm rõ.
Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người.
Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 7/5, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị này không phát hiện ngộ độc thực phẩm tập thể tại 2 trường tiểu học Linh Chiểu (thành phố Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4) như thông tin xuất trên mạng xã hội.

Tin khác

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Trong quá trình làm việc, người lao động phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Xem thêm
Phiên bản di động