Tuyên truyền trực tiếp đến CNLĐ chính sách bảo hiểm:

Cách làm hiệu quả

10:42 | 22/09/2016
Với mục đích để công nhân lao động (CNLĐ) hiểu hơn về trách nhiệm, quyền lợi của mình khi tham gia các chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), Tổng LĐLĐVN vừa phối hợp với BHXH Việt Nam tuyên truyền về pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho hơn 250 CNLĐ tại khu nhà trọ, khu công nghiệp Nội Bài - Sóc Sơn.
cach lam hieu qua Tuyên truyền, đối thoại về chính sách bảo hiểm xã hội
cach lam hieu qua Đã đơn giản thủ tục đăng ký mua thẻ BHYT cho lao động di cư

Đây là lần đầu tiên hai bên phối hợp tổ chức tuyên truyền thiết thực về chính sách BHXH tới CNLĐ tại khu nhà trọ của Hà Nội. Hoạt động trên nằm trong khuôn khổ triển khai Quy chế phối hợp trong lĩnh vực thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT giai đoạn 2015-2020 đã được Tổng LĐLĐVN và BHXH Việt Nam ký kết năm 2015.

cach lam hieu qua
Ban tổ chức chương trình tặng 10 phần quà đến CNLĐ đã trả lời đúng câu hỏi về chính sách.

Tại chương trình, đại diện BHXH huyện Sóc Sơn đã giới thiệu, phổ biến những nội dung cơ bản, những điểm mới của Luật BHXH (sửa đổi), Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung) và chính sách BH thất nghiệp (Luật Việc làm) tới CNLĐ.

Đặc biệt là các chế độ của chính sách BHXH bắt buộc; phương thức, thủ tục tham gia BHXH, BHYT; quyền lợi và trách nhiệm NLĐ và người sử dụng LĐ khi tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp...

Qua những cuộc tuyên truyền như thế này, cũng giúp CĐ thấy rõ hơn trách nhiệm của người sử dụng LĐ đối với CNLĐ. Đơn cử như trong chính sách BHYT, để NLĐ được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc khi không may ốm đau, người LĐ phải đóng 1,5% và người chủ sử dụng LĐ đóng 3%.

Tuy nhiên, ở nhiều nơi, chủ sử dụng LĐ đã “đàm phán” với NLĐ không mua BHYT để NLĐ đỡ tốn 1,5%, nhưng trên thực tế, NLĐ đã không biết mình mất đi 3% quyền lợi - trong trách nhiệm của chủ sử dụng LĐ

Ban Tổ chức cũng đã dành thời gian giải đáp các kiến nghị, thắc mắc từ phía CNLĐ. Theo đó, có hơn 10 ý kiến bày tỏ sự quan tâm đến chế độ, chính sách liên quan đến ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; phản ánh những khó khăn trong quá trình xử lý, giải quyết các tình huống cụ thể như chuyển nhà thì tính BHYT như thế nào... Tại chương trình, cũng có ý kiến phản ánh về vai trò của CĐ cơ sở còn mờ nhạt, chưa phát huy được hiệu quả trong việc chăm lo, bảo vệ NLĐ.

Với các kiến nghị liên quan đến vướng mắc trong chi trả chế độ BHXH, Ban Tổ chức đã đề nghị CNLĐ có báo cáo bằng văn bản gửi về BHXH huyện Sóc Sơn để xem xét, giải quyết. Về ý kiến liên quan đến CĐ cơ sở, Ban Tổ chức đã chuyển lại cho CĐ các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội kiểm tra, xem xét chấn chỉnh để tổ chức CĐ thực sự là chỗ dựa tin tưởng của CNLĐ.

Trực tiếp tham gia chia sẻ và giải đáp thông tin tới CNLĐ, ông Vũ Mạnh Tiêm- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐVN cho rằng: Chính sách BHXH, BHYT là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.

Tuy nhiên, trên thực tế mới có khoảng 12 triệu người tham gia BHXH, trong khi lực lượng CNVCLĐ hiện có khoảng 17 triệu người, như vậy vẫn còn 5 triệu người chưa tham gia BHXH.

Qua những cuộc tuyên truyền như thế này, cũng giúp CĐ thấy rõ hơn trách nhiệm của người sử dụng LĐ đối với CNLĐ. Đơn cử như trong chính sách BHYT, để NLĐ được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc khi không may ốm đau, người LĐ phải đóng 1,5% và người chủ sử dụng LĐ đóng 3%.

Tuy nhiên, ở nhiều nơi, chủ sử dụng LĐ đã “đàm phán” với NLĐ không mua BHYT để NLĐ đỡ tốn 1,5%, nhưng trên thực tế, NLĐ đã không biết mình mất đi 3% quyền lợi - trong trách nhiệm của chủ sử dụng LĐ.

“Vì vậy, CNLĐ rất cần được tiếp cận với thông tin về chính sách BHXH, BHYT để hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình khi tham gia, cũng là để bảo vệ lợi ích của chính mình. Tôi rất mong thời gian tới, Tổng LĐLĐVN và BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách pháp luật BHXH tới đoàn viên CĐ và NLĐ trên cả nước”- ông Tiêm khẳng định.

Bảo Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này