Bảo vệ giá trị nghệ thuật thêu truyền thống
Đặt hàng đào tạo một số ngành văn hóa nghệ thuật đặc thù | |
Khai trương hoạt động tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội | |
Khi chèo thu hút giới trẻ | |
Áo dài truyền thống thăng hoa cùng thư pháp |
Làng nghề tranh thêu vắng bóng
Nghệ thuật thêu tay của Việt Nam đã tồn tại ở nước ta hàng thế kỷ nay, tạo nên một sắc thái văn hóa trong dòng chảy chung của dân tộc, khi tác phẩm nghệ thuật đến với người yêu tranh thì ngay cả bạn bè quốc tế cũng đánh giá cao. Song theo thời gian, trước những biến động của xã hội, nghệ thuật thêu tay hiện nay đang thiếu động lực để tiếp tục thăng hoa.
Đặt chân đến với những làng nghề nổi tiếng như làng Quất Động, Nguyên Bì, Thắng Lợi, Đào Xá, Thượng Lâm, An Xá, Vũ Lăng, Hướng Dương … đều thấy vắng bóng những tổ hợp sản xuất tranh thêu tay như trước. Bà Nguyễn Thị Mai, một nghệ nhân thêu ở làng Nguyên Bì cho biết, ngày xưa chỉ có tranh thêu tay cho nên người mua có thể so sánh được giá trị của các bức tranh với cùng dòng tranh, nhưng nay nhiều tranh ngoại nhập, người mua cũng bị lẫn lộn không biết thế nào là hàng xấu, hàng đẹp, rồi so sánh giá cả khiến cho tranh thêu tay khó bán bởi giá thành bao giờ cũng cao hơn.
Thạc sỹ mỹ thuật Trần Gia Huy trực tiếp chỉ đạo thợ tại xưởng thêu của Thêu Việt để cho ra những bức tranh đạt tiêu chuẩn nghệ thuật cao. |
Bà Hoàng Minh Gái, một thợ thêu ở làng Quất Động nuối tiếc: “Từ ngày có tranh thêu ngoại nhập, thêu chữ thập, thêu vi tính giá rẻ, tranh gắn dá, tranh gắn lụa.. giá thành chỉ bằng nửa tranh thêu tay cho nên tranh thêu không thể bán được. Mấy năm gần đây, nghe chừng nghề thêu đang được khôi phục trở lại, một số người làm nghệ thuật về làng nghề Quất Động tìm nghệ nhân nhưng hầu như chẳng còn mấy người. Lớp nghệ nhân lành nghề giờ cũng chừng 50-60 tuổi, dẫu có nặng lòng với nghề cũng không còn đủ sức khỏe mà thêu nữa. Còn lớp thanh niên thì thích làm việc khác với mức lương khá hơn nên cũng chẳng còn mặn mà.”.
Gian nan con đường duy trì nghệ thuật truyền thống
Qua khảo sát thị trường tranh thêu tại Hà Nội thì hiện nay chỉ còn có vài đơn vị còn bám trụ với dòng tranh nghệ thuật truyền thống như XQ (xuất xứ Đà Lạt), Thêu Việt, Xuân Nguyên…Đảo qua vài cửa hàng trưng bày của XQ hoặc Thêu Việt mới thấy rõ giá trị nghệ thuật của tranh thêu tay truyền thống, tuy nhiên để sở hữu được một bức tranh có giá trị nghệ thuật cao như những thương hiệu này cung cấp thì phải chấp nhận một giá khá đắt từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng một bức. Có bức được đề giá lên đến tỷ rưỡi.
Năm 2014, TP Hà Nội đã có Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề TP Hà Nội, áp dụng trong việc khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Mới đây, UBND TP Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề TP Hà Nội năm 2017. Theo đó, Thành phố sẽ hỗ trợ phát triển các sản phẩm làng nghề thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển, huy động nhiều nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp làng nghề, trong đó các làng nghề thêu truyền thống cũng được chú trọng khôi phục. |
Thạc sỹ Mỹ thuật Trần Gia Huy (Tổng Giám đốc Thêu Việt) cho biết, để níu giữ nghề truyền thống và nâng tầm nghệ thuật của dòng tranh thêu tay đòi hỏi người chủ nhân phải kiên trì và cần có nguồn vốn đầu tư lâu dài, bởi hiện nay các làng nghề truyền thống làm tranh thêu đã mai một, không còn nhiều nghệ nhân có thể làm đúng, làm chuẩn các sản phẩm tranh thêu. Hơn nữa, với sự cạnh tranh khốc liệt của các dòng tranh khác cả về mẫu mã và giá cả, tranh thêu tay mang tầm nghệ thuật rất kén người mua.
Theo Thạc sỹ Huy các thương hiệu tranh thêu tay không chỉ là “bán tranh” mà “bán giá trị nghệ thuật” của tranh, cho nên người mua tranh phải thực sự hiểu về nghệ thuật chơi tranh thì mới đánh giá được hết giá trị của bức tranh nghệ thuật. Hiện nay sản phẩm tranh thêu cũng chỉ bán chủ yếu cho khách ngoại giao đi công du tại Việt Nam qua các kênh của chính phủ hoặc bán cho các cơ quan, khách sạn lớn. Thỉnh thoảng cũng có khách hàng mua để trang trí biệt thự, bởi giá trị tranh khá lớn nên những người có thu nhập thấp hoặc vừa rất khó lựa chọn được một bức tranh ưng ý với giá tiền bình dân.
Khó khăn nữa là hiện tay số nghệ nhân làm tranh thêu tay ở các làng nghề nội ngoại thành Hà Nội chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, việc đào tạo những nghệ nhân mới không đủ cung để sản xuất tranh thêu nên số lượng bán ra cũng không nhiều. Để duy trì được nghệ thuật truyền thống này, những người đam mê phải lựa chọn những nghệ nhân lành nghề từ nhiều làng nghề khác nhau để tập trung lại thành xưởng thêu ngay giữa lòng Hà Nội. Điều đó cho thấy một số ít những người làm nghệ thuật còn tha thiết với những giá trị truyền thống của nghề thêu.
“Hy vọng trong thời gian tới, nhà nước sẽ tạo điều kiện hơn cho việc quảng bá, triển lãm, duy trì phát triển dòng tranh thêu tay truyền thống này để các làng nghề có đất sống, nghệ thuật tranh thêu tay được nhanh chóng khôi phục và thăng hoa”. Ông Huy chia sẻ.
Những người kinh doanh nghệ thuật thêu truyền thống đều hy vọng sắp tới tranh thêu tay có thể “đàn áp” các dòng tranh khác và hiện hữu trong khắp các ngôi nhà của người Việt. Tuy nhiên, điều đó cũng còn phụ thuộc nhiều vào các làng nghề truyền thống đang cố gắng hồi phục ở Thủ đô.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51