Bảo hiểm thất nghiệp: Điểm tựa của lao động mất việc
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp? | |
Bảo hiểm thất nghiệp: “Phao cứu sinh” cho công nhân xứ Nghệ | |
Hội thi hiểu biết pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp năm 2015 |
Nghị định số 28/2015/NĐ – CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/5/2015 về việc tạo điều kiện cho người lao động mất việc với nhiều quy định đảm bảo công việc ổn định cho người lao động. Theo anh Tài, đây là chính sách đúng đắn, thể hiện tính nhân văn cao đối với người lao động. Bởi lẽ, khi mất việc, cuộc sống của người lao động thường bị đảo lộn. Thời gian tìm kiếm công việc mới được xem là “điểm mù” với những người lao động bỗng thất nghiệp vì trong thời kỳ kinh tế suy thoái, doanh nghiệp làm ăn khó khăn, nhu cầu công việc ít và đòi hỏi tay nghề cao, được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, khi Nghị định số 28 của Chính phủ ra đời đã giải quyết được một phần những khó khăn đó của người lao động mất việc làm.
Cụ thể, Nghị định số 28/2015/NĐ – CP quy định, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1, điều 47 Luật Việc làm khi có đủ các điều kiện sau: Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2, điều 44, Luật Việc làm liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền kề của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động hoặc đến tháng của ngày đề nghị hỗ trợ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động nếu người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng đó.
Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 300 lao động trở xuống và từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 300 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động với thời hạn dưới 03 tháng.
Những trường hợp được coi là bất khả kháng nêu trên, bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại. Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế. Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Mức hỗ trợ để đào tạo, nâng cao tay nghề người lao động đang làm việc trong và cho những người lao động mất việc được doanh nghiệp và nhà nước hỗ trợ được quy định cụ thể như: Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.
Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 1, điều này thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả.
Ngoài ra, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp làm việc theo hợp đồng đúng quy định khi bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm; hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện...
Theo tìm hiểu, nhiều lao động mất việc đã được tiếp cận nguồn hỗ trợ này, nhiều người đã có công việc mới, ổn định và thu nhập cao hơn. Đây là chính sách đúng đắn giúp người lao động mất việc có cơ hội tìm kiếm được công việc mới, giúp ổn định kinh tế hơn.
Ngô Bảo Chi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50