Bảo đảm tối đa quyền lợi của người lao động nếu dịch bệnh bùng phát
Infographic: Điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 | |
Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học | |
Việt Nam đủ năng lực, sinh phẩm xét nghiệm dịch bệnh Covid-19 |
Đây là tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 604/LĐTBXH-VP về việc phòng, chống dịch Covid-19 vừa được ban hành.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước chủ trì, phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước và các cơ quan liên quan xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động tại các thị trường ngoài nước, đặc biệt là các thị trường có số lượng lớn lao động Việt Nam làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan trong trường hợp dịch bệnh bùng phát tại các nước này.
Cục cần rà soát, thống kê cụ thể số lượng lao động đang làm việc tại các thị trường (chi tiết tới từng địa phương, khu vực của nước đó) đồng thời nêu các phương án hỗ trợ người lao động tại nước ngoài, hỗ trợ người lao động về nước, cách ly, chữa bệnh khi người lao động về nước (phương án theo quy mô lao động, như dưới 1000 người, từ 1000 - 5000 người, từ 5000 - 20.000 người,…). Trong từng phương án, cần nêu cụ thể các giải pháp để thực hiện như nguồn kinh phí, nhân lực thực hiện, phương tiện, điều kiện đảm bảo. Đi liền với đó, Cục cần có các giải pháp về ngoại giao, trao đổi thông tin với cơ quan quản lý nước tiếp nhận lao động; các giải pháp về tuyên truyền cho người lao động; giải pháp ngăn ngừa các phản ứng tiêu cực của người lao động; các phương án trong trường hợp các thị trường khác ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Đặc biệt, Cục cần triển khai ứng dụng kết nối, hỗ trợ khẩn cấp trên điện thoại cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và các chương trình mà Trung tâm lao động ngoài nước đang triển khai.
Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội chủ động các phương án ứng phó với dịch bệnh nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động ở nước ngoài. Ảnh minh họa. |
Đối với Cục Việc làm, Bộ yêu cầu phải xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết nhằm quản lý lao động nước ngoài đến từ vùng dịch hay di chuyển qua các vùng dịch, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản; Rà soát tổng thể, nắm tình hình toàn bộ lao động nước ngoài đã và đang làm việc tại Việt Nam (đặc biệt là lao động tại các nước dịch bệnh đang bùng phát mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), thống kê cụ thể số lượng lao động, chuyên gia đang làm việc tại từng địa phương, đặc biệt là số lao động, chuyên gia sắp quay trở lại Việt Nam làm việc trong thời gian tới.
Cục việc làm cần nêu các phương án cách ly, chữa bệnh khi người lao động, chuyên gia vào Việt Nam làm việc (theo quy mô lao động, như dưới 100 người, từ 100 - 1000 người, trên 2000 người,…). Trong từng phương án, cần nêu cụ thể các giải pháp để thực hiện như nguồn kinh phí, nhân lực thực hiện, phương tiện, điều kiện đảm bảo…
Cục Việc làm cũng cần có các phương án hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài; Các phương án cấp phép, tạm dừng cấp phép,… đối với lao động nước ngoài trong các trường hợp dịch bệnh bùng phát ở nhiều cấp độ, nhiều quốc gia.
Bộ yêu cầu Cục Quan hệ lao động và tiền lương xây dựng các phương án hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương xử lý trong trường hợp người lao động đình công, ngừng việc tập thể liên quan tới dịch bệnh Covid-19 và đề xuất các phương án liên quan tới vấn đề chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động trong thời gian công bố dịch bệnh theo tại Bộ luật Lao động.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần xây dựng phương án để tổ chức đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để thực hiện thống nhất trong toàn quốc (thời gian cho học sinh, sinh viên nghỉ học, nhập học, kết thúc,…). Các phương án xử lý trong trường hợp học sinh, sinh viên nhiễm bệnh khi đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (theo quy mô học sinh, sinh viên, như dưới 10 người, từ 10 - 100 người, trên 1000 người,…). Trong từng phương án, cần nêu cụ thể các giải pháp thực hiện như nguồn kinh phí, nhân lực thực hiện, phương tiện, điều kiện đảm bảo… Vụ Bảo hiểm xã hội cần nghiên cứu, đề xuất các phương án chi trả chế độ ốm đau đối với người lao động bị cách ly.
Ngoài ra, Bộ cũng giao những nhiệm vụ cụ thể cho Cục Người có công, Cục Bảo trợ xã hội, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; Vụ Pháp chế…
Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, do yêu cầu cấp bách trong công tác ứng phó với dịch bệnh Covid-19, Thủ trưởng các đơn vị cần tập trung chỉ đạo xây dựng kịch bản, phương án ứng phó, tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Bộ, với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp hữu hiệu và chủ động trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47