Bài 1: Đồng hành bảo vệ người tiêu dùng
Bán hàng đa cấp: Doanh nghiệp giảm, người tham gia tăng | |
Mua hàng online ở Việt Nam: Vẫn còn đầy bất cập, cần tỉnh táo |
Thời gian qua, thực trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta diễn biến ngày một phức tạp. Để ngăn chặn tình trạng này, các cơ quan nhà nước đã tích cực đẩy mạnh triển khai nhiều chương trình kết nối, xây dựng sản phẩm có thương hiệu…Qua đó, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp có tâm, có tầm và có trách nhiệm hơn trong việc đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, hướng đến viêc hình thành văn hóa tiêu dùng lành mạnh, văn minh.
Bảo vệ quyền lợi NTD chính là bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp |
Đẩy mạnh chương trình kết nối vì quyền lợi NTD
“Con đường từ dạ dày tới nghĩa địa chưa bao giờ trở nên ngắn và dễ dàng đến thế” - đây là câu nói hài hước của một vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh một thực tế rất nhức nhối về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta. Người tiêu dùng (NTD) mất dần niềm tin vào thị trường nông sản bởi tình trạng rau bẩn, thịt bẩn, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng chất cấm...
Để doanh nghiệp kinh doanh thực sự lành mạnh, ông Sơn cho rằng, NTD cũng cần hợp tác, bày tỏ thái độ xây dựng khi góp ý với doanh nghiệp. Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Bởi lẽ, đây cũng chính là một quyền của NTD. Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng hợp tác với nhau, tạo được lòng tin, doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được sản phẩm, tạo được uy tín và là bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển. Song song với đó, NTD cũng sẽ được thụ hưởng những sản phẩm chất lượng, được dịch vụ hậu mãi tốt nhất. Khi đó, cả hai bên sẽ cùng có lợi. |
Trong lĩnh vực hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng, tình trạng vi phạm cũng rất nghiêm trọng. Một số vụ việc buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc, xuất sứ…bị các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện với quy mô hàng hóa vi phạm rất lớn cho thấy, nguy cơ quyền lợi NTD bị xâm hại là rất lớn.
Bởi lẽ, nếu các cơ quan chức năng không phát hiện được, thì trước sau số lượng hàng hóa vi phạm nói trên cũng sẽ đến tay NTD. Vì thế, để chấn chỉnh tình trạng trên, Luật bảo vệ quyền lợi NTD đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam.
Với thành phố Hà Nội, thời gian qua, nhằm tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi NTD, thành phố đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân. Bên cạnh đó, thành phố liên tiếp tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, chương trình kết nối trao đổi hàng hóa chất lượng, triển khai ngày Quyền của NTD Việt Nam, tuần lễ tri ân NTD, ngày hội sản phẩm hàng hóa vì NTD…qua đó, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia bảo vệ quyền lợi NTD, định hướng và phát huy ý thức tôn trọng quyền NTD của từng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Chia sẻ về vấn đề này ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hàng hóa, dịch vụ tại các điểm bán hàng trong các chương trình kết nối phải bảo đảm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn với NTD, các thông tin liên quan đến sản phẩm, hàng hóa phải được niêm yết rõ ràng.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng triển khai và niêm yết các chương trình tri ân cho NTD như: Hỗ trợ sửa chữa, bảo hành bảo trì miễn phí sản phẩm đã hết thời hạn bảo hành, tăng thêm thời gian bảo hành cho các sản phẩm bán trong thời gian diễn ra sự kiện, giảm giá dành cho khách hàng…
Thông qua các chương trình kết nối, giới thiệu sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp hiểu rõ và sẽ thấy đây không chỉ là nghĩa vụ quan trọng trong việc thực hiện Luật Bảo vệ NTD vì NTD, mà còn vì chính sự phát triển và quyền lợi của doanh nghiệp. Qua đó, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, đồng thời xây dựng thương hiệu, hình ảnh đẹp về doanh nghiệp.
Bảo vệ NTD là bảo vệ doanh nghiệp
Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù Luật Bảo vệ Quyền lợi NTD đã ra đời nhiều năm và được tuyên truyền rộng rãi, nhưng vẫn còn nhiều NTD chưa nhận biết đầy đủ được quyền lợi của mình khi đi mua sắm và quyền lợi chính đáng đó là được pháp luật bảo vệ. Thậm chí, nhiều NTD chưa biết nếu bị xâm phạm quyền lợi thì khiếu nại ở đâu, trong khi đó, một bộ phận NTD lại ngại va chạm khi khiếu nại, dẫn đến dễ dàng thỏa hiệp với doanh nghiệp tránh phiền phức.
Để NTD hiểu được quyền của mình khi bị DN xâm hại trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, trong năm 2018, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND triển khai "Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2018. Mục tiêu lớn nhất là tuyên truyền, phổ biến, thực thi các văn bản pháp luật của Nhà nước, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của các đối tượng có liên quan.
Đồng thời định hướng và phát huy ý thức tôn trọng quyền NTD của DN, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh, ý thức chủ động bảo vệ bản thân của NTD khi tham gia giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Với NTD là vậy, còn với doanh nghiệp thì sao? Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong quá trình sản xuất và xây dựng thương hiệu, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của NTD luôn là mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi phải có một cơ chế, điều kiện hoạt động thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh đối với các doanh nghiệp.
Qua đó, giảm bớt khó khăn, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu cao nhất đó là vì quyền lợi NTD. Vì thế, trong quá trình thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, việc xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa doanh nghiệp và NTD có vai trò hết sức quan trọng.
Đề cập đến vấn đề này, Luật sư Đào Đăng Sơn (đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, trong bối cảnh không ít tổ chức, cá nhân kinh doanh không lành mạnh, vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến quyền lợi NTD, thì quan điểm “Kinh doanh lành mạnh” luôn phải được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Bởi, thông điệp này không chỉ là đạo đức nghề nghiệp, tinh thần thượng tôn pháp luật…vì quyền lợi NTD và vì chính quyền lợi của cá nhân, tổ chức kinh doanh.
Đỗ Đạt
Bài 2: Người tiêu dùng cần bảo vệ chính mình
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52
Nóng trong người khi nỗ lực gấp đôi, gấp ba chạy deadline cuối năm
Tiêu dùng 10/12/2024 12:24
Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 tại Hà Nội
Tiêu dùng 06/12/2024 17:36
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024
Tiêu dùng 04/12/2024 16:14
Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?
Tiêu dùng 04/12/2024 16:02
Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Cơ hội mua sắm đậm chất Tết cổ truyền
Tiêu dùng 01/12/2024 07:00