ADB: Biến đổi khí hậu đe dọa hủy hoại thành tựu phát triển của châu Á
Biến đổi khí hậu: Mực nước biển dâng nhanh gấp đôi trong 25 năm qua | |
Ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững | |
Hiểm họa biến đổi khí hậu đáng sợ hơn cả dịch bệnh và chiến tranh |
(Ảnh: Ngân hàng Phát triển châu Á). |
Lời cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ, nước phát thải lượng khí nhà kính lớn thứ hai trên thế giới, ra khỏi Hiệp định Paris, cho dù toàn bộ các nước còn lại trong nhóm các cường quốc phát triển G20, bao gồm cả nước thải lượng khí nhà kính lớn nhất thế giới là Trung Quốc, cam kết cắt giảm lượng khí thải ra trên toàn thế giới.
Là kết quả của sự hợp tác giữa ADB và Viện Nghiên cứu Tác động Biến đổi khí hậu Potsdam (PIK), bản báo cáo với tiêu đề "Một khu vực nhiều nguy cơ: Các khía cạnh về con người của biến đổi khí hậu ở Châu Á và Thái Bình Dương" đã được ADB công bố hồi tuần trước tại trụ sở của ngân hàng này ở Manila. Nếu mọi việc xảy ra đúng như đã dự báo trong nội dung bản báo cáo thì quả thực là điều đang lo ngại. Theo một kịch bản "phát triển thông thường", đến cuối thế kỷ này, dự báo nhiệt độ trên khắp đại lục châu Á sẽ tăng khoảng 6oC, thậm chí nhiệt độ ở một số nơi như Afghanistan, Pakistan, Tajikistan hay tây bắc Trung Quốc có thể tăng tới 8oC.
Bản báo cáo viết: "Mức tăng nhiệt độ này có thể gây ra những thay đổi mạnh mẽ đối với hệ thống khí hậu, các ngành đánh cá và nông nghiệp, đa dạng sinh học biển và đất liền, an ninh khu vực và mỗi nước, thương mại, phát triển đô thị, di trú và sức khỏe trong khu vực. Một kịch bản như vậy thậm chí có thể tạo ra mối đe dọa mang tính sống còn đối với một số quốc gia trong vùng và đập tan hy vọng trong việc đạt được sự phát triển toàn diện và bền vững".
Trong số tác động được dự đoán bao gồm cả những cơn bão nhiệt đới với cường độ mạnh hơn, nguy cơ ngập lụt ở các khu vực bờ biển và vùng đất thấp. Những thiệt hại do lũ lụt gây ra trên toàn cầu có thể đạt tới 52 tỷ USD vào năm 2050 so với mức 6 tỷ USD năm 2005.
Các vùng đất trũng và ven biển trong khu vực sẽ đối mặt với nguy cơ lũ lụt nhiều hơn. Mười chín trong số 25 thành phố có nguy cơ biến mất khi nước biển dâng cao 1 mét nằm trong khu vực châu Á, bảy trong số đó là ở Philippines. Tuy nhiên, Indonesia mới là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực do lũ lụt ven biển, với khoảng 5,9 triệu người dự kiến bị ảnh hưởng mỗi năm cho tới năm 2100.
Bên cạnh đó, 13 trong số 20 thành phố có nguy cơ gánh chịu những tổn thất do lũ lụt gây ra lớn nhất thuộc các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Quảng Châu, Thẩm Quyến, Thiên Kinh, Tân Cương và Hạ Môn của Trung quốc; Chennai-Madras, Kolkata, Mumbai, và Surat của Ấn Độ; Jakarta của Indonesia; Nagoya của Nhật Bản; Bangkok của Thái-lan và TP Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Tuy nhiên, ADB cho biết trong khi lượng mưa dự báo sẽ tăng khoảng 50% ở hầu hết các khu vực đại lục châu Á, một số quốc gia như Afghanistan và Pakistan có thể phải chứng kiến lượng mưa giảm từ 20 đến 50%. Và kết quả là việc sản xuất lượng thực sẽ bị ảnh hưởng, với chi phí sản xuất cũng gia tăng. Tại một số quốc gia Đông Nam Á, sản lượng lúa gạo có thể giảm tới 50% vào năm 2100 "nếu không có những nỗ lực thích ứng nào được triển khai". Trong khi đó, hầu hết mùa màng ở Uzbekistan có thể giảm sản lượng từ 20 đến 50% ngay cả khi nhiệt độ trái đất chỉ giảm khoảng 2oC.
Sự thiếu hụt lương thực sẽ khiến số trẻ suy dinh dưỡng ở Nam Á tăng lên thêm 7 triệu em trong khi chi phí nhập khẩu lương thực tăng thêm tới 15 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050 so với mức 2 tỷ USD hiện nay.
Những tác động xấu đối với cộng đồng người làm nông nghiệp hiện nay sẽ tạo ra một cuộc di cư ồ ạt tới các thành phố, khiến cho các thành phố trở nên đông đúc hơn và các dịch vụ xã hội sẵn có trở nên quá tải.
Bản báo cáo cảnh báo, nhiệt độ toàn cầu gia tăng có thể đe dọa tới nguồn cung năng lượng. Biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy cơ mất an ninh năng lượng thông qua việc tiếp tục dựa vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch không bền vững, giảm công suất của các nhà máy nhiệt điện do khan hiếm nước làm mát, và hoạt động không liên tục của các nhà máy thủy điện do lưu lượng nước không ổn định, bên cạnh nhiều yếu tố khác. Tình trạng mất an ninh năng lượng có thể dẫn tới xung đột khi các quốc gia cạnh tranh để giành lấy nguồn cung năng lượng có hạn.
Trong khi đó, hệ thống sinh thái biển như các rặng san hô sẽ gặp phải những đe dọa nghiêm trọng. Tại biển Tây Thái Bình Dương, toàn bộ các hệ thống rặng san hô gặp nguy cơ bị tẩy trắng hàng loạt nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 4oC. Thậm chí, ngay cả khi nhiệt độ chỉ tăng 1,5oC, cũng có tới 89% rặng san hô có thể bị tẩy trắng, làm ảnh hưởng tới ngành đánh bắt cá và du lịch. Những thiệt hại này có thể lên tới hàng tỷ USD khi một ước tính gần đây cho thấy rặng san hô Great Barrier có trị giá về du lịch và các lợi ích kinh tế khác lên tới 56 tỷ đô la Australia (khoảng 44 tỷ USD), hoặc tương đương với 12 tòa Nhà hát Opera Sydney.
Thay đổi khí hậu còn tạo ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, với số ca tử vong liên quan tới các nguyên nhân do nhiệt độ có thể tăng thêm 52.000 ca vào năm 2050, theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những ca tử vong liên quan tới các dịch bệnh như sốt rét hay sốt xuất huyết cũng sẽ gia tăng, cùng các ca tử vong do các nguyên nhân gây bệnh khác như ô nhiễm không khí, hiện đã đạt tới 3,3 triệu ca mỗi năm trên toàn cầu, với số lượng nhiều nhất là ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu của Liên hợp quốc, thực ra, châu Á hiện đã phải hứng chịu các ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, gánh chịu gần 30% tổng thiệt hại về kinh tế trên toàn cầu do tác động của các hoạt động thời tiết cực đoan từ năm 2000 đến 2008.
Hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor cũng dự báo Campuchia, Việt Nam và Bangladesh là những quốc gia có nguy cơ gánh chịu tác động của biến đổi khí hậu cao nhất thế giới, dựa trên những yếu tố như sản lượng nông nghiệp và khả năng thích ứng.
Cơ hội cho nền kinh tế
Tuy nhiên, Giám đốc PIK, Giáo sư Hans Joachim Schellnhuber lưu ý rằng phản ứng của châu Á đối với biến đổi khí hậu cũng mang lại cho khu vực này những cơ hội về kinh tế. Ông nói: "Một mặt, lượng phát thải khí nhà kính của châu Á sẽ sẽ giảm đúng theo thỏa thuận trong Hiệp định Paris 2015 và giúp giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2oC. Tuy nhiên, việc thích ứng mức tăng nhiệt độ, thậm chí chỉ 1,5oC, cũng là một nhiệm vụ lớn. Bởi vậy, mặt khác, các nước châu Á phải tìm ra những chiến lược nhằm bảo đảm an ninh và thịnh vượng bên trong sự phát triển lành mạnh toàn cầu trước sự biến đổi khí hậu không thể tránh khỏi".
Ông cũng lưu ý rằng, vị thế dẫn đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp sạch sẽ mang lại cho châu Á những cơ hội về kinh tế chưa từng có. Và việc khám phá những chiến lược tốt nhất để hấp thu những cơn sốc của thay đổi môi trường sẽ giúp châu Á trở thành nhân vật chính trong các quan hệ hợp tác đa phương của thế kỷ 21.
Châu Á hiện đã dẫn đầu thế giới về đầu tư cho năng lượng sạch, trong đó Trung Quốc đang có kế hoạch đầu tư khoảng 2,5 triệu tỷ NDT (369 tỷ USD) cho sản xuất năng lượng sạch vào năm 2020. Cả Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ thu hút được khoảng 4 nghìn tỷ USD đầu tư cho năng lượng sạch vào năm 2040, giúp hai nước này bảo đảm phát triển mà không phụ thuộc vào sự cắt giảm khí thải.
ADB cũng đã hỗ trợ những nỗ lực này bằng khoản tài chính kỷ lục cho biến đổi khí hậu đạt 3,7 tỷ USD trong năm 2016, và cam kết sẽ nâng lên tới mức 6 tỷ USD vào năm 2020. Đối thủ của ADB, Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á do Trung Quốc khởi xướng, cũng đã cam kết sẽ hỗ trợ các khoản đầu tư cho năng lượng sạch và hiệu quả năng lượng như môt phần của Hiệp định Paris, với lưu ý rằng hơn một tỷ người ở châu Á vẫn chưa được tiếp cận với một nguồn điện sạch và an toàn.
ADB cho rằng những thập kỷ sắp tới là rất quan trọng đối với việc triển khai các biện pháp di cư, khi kịch bản "phát triển thông thường" đã được dự báo trong Hiệp định Paris có thể khiến các nỗ lực thích ứng trở nên thiếu hiệu quả. Bất chấp mức tăng thu nhập bình quân có thể cao gấp 10 lần trong vòng 25 năm qua, châu Á vẫn là nơi có số người nghèo chiếm 2/3 tổng số người nghèo trên thế giới, tạo ra nguy cơ đói nghèo sâu sắc hơn và khiến các nỗ lực thích ứng thất bại.
Bản báo cáo kết luận: "May thay, là khu vực năng động nhất về kinh tế trên thế giới, châu Á vẫn "có khả năng và tầm ảnh hưởng để hướng tới con đường phát triển bền vững, kiềm chế sự phát thải khí nhà kính toàn cầu và thúc đẩy sự thích ứng". Những thông điệp mà bản báo cáo đưa ra không thể rõ ràng hơn nữa đối với các nhà hoạch định chính sách châu Á, nếu họ muốn duy trì sự thành công về kinh tế đáng kinh ngạc của khu vực này.
Theo N.Đ/Nhân dân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17