58 người chết và mất tích do bão số 12
Lực lượng chức năng và người dân Đà Nẵng dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 2. Ảnh: VGP/Thế Phong |
Thiệt hại nghiêm trọng
TTXVN dẫn thông tin từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến chiều ngày 5/11, bão số 12 đã làm 29 người chết; 29 người mất tích; 626 căn nhà bị sập; 4.425 ha lúa, 25.212 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 228 tàu cá bị chìm, hư hỏng; 1.491 lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại.
Về thiệt hại tàu hàng ở Bình Định: Cứu hộ 10 tàu hàng bị tai nạn với tổng số người 99 người: hiện đã cứu được 71 người, tìm thấy thi thể 4 người, còn lại 24 người mất tích đang tích cực tìm kiếm.
Bão số 12 là cơn bão mạnh, khoảng 6h00’ ngày 4/11, bão đổ bộ vào đất liền tại tỉnh Khánh Hòa gây gió giật mạnh nhất đạt cấp 12-13; ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên cấp 13; Lâm Đồng cấp 10-11, các khu vực khác có gió giật mạnh cấp 7-9. Bão số 12 duy trì gió mạnh trên đất liền kéo dài (12 tiếng), phạm vi ảnh hưởng rộng các tỉnh ven biển từ Quảng Nam đến Bình Thuận và Tây Nguyên; gây mưa lớn từ 400-600 mm tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, từ 300-500 mm tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, từ 200-300 mm tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên. Khu vực Trung Bộ, Đông Nam Bộ những ngày trước đó và hiện nay tiếp tục có mưa to đến rất to.
Đây là cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm qua đổ bộ vào khu vực nhưng nhiều cấp chính quyền địa phương và người dân còn chủ quan, chưa quyết liệt và không có kinh nghiệm trong ứng phó với bão lớn. Việc kiểm soát, tổ chức neo đậu, cứu hộ, cứu nạn các tàu vận tải ở cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định còn nhiều bất cập, hạn chế.
Phương án ứng phó của một số địa phương còn chưa sát với thực tế, nhất là phương án sơ tán, di dời dân ở những nơi không an toàn; lực lượng, trang thiết bị, phương tiện cứu hộ, cứu nạn còn thiếu, chưa phù hợp với thực tế; bố trí sắp xếp neo đậu tàu làm công tác cứu hộ, cứu nạn chưa hợp lý nên khi có sự cố cần tổ chức cứu nạn thì chưa kịp thời, không di chuyển được do không có đường ra phía biển.
Mức bảo đảm thiết kế của công trình đê điều, hệ thống điện, thông tin thấp hơn cường độ bão xảy ra. Nhiều khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão bất cập, quá tải, không đủ cho các tàu thuyền vào tránh trú, đặc biệt là tàu vãng lai, tàu vận tải. Thông tin, kiểm soát tàu thuyền vận tải ở rất nhiều đợt bão, lũ còn hạn chế nên thường gây rất nhiều thiệt hại.
Năng lực các của cơ quan tham mưu phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương trong khu vực còn rất nhiều hạn chế cả về số lượng, kinh nghiệm cán bộ, trang thiết bị, phương tiện; công tác phối hợp đôn đốc, chỉ huy thực hiện ứng phó, khắc phục sự cố gặp hạn chế và không kịp thời do không được thường xuyên tập huấn, diễn tập.
Việc tham mưu xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai, nhất là với bão mạnh của các địa phương còn xa rời thực tế, không áp dụng được khi có tình huống thiên tai xảy ra.
Sáng 5/11, lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa đang ở mức BĐ2 đến trên BĐ3 là 1m. Dự báo, lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam và Nam Tây Nguyên tiếp tục lên nhanh ở mức trên BĐ3 là 1,5m gây ngập sâu diện rộng ở vùng trũng thấp.
Xây dựng "kịch bản" ứng phó tình huống xấu nhất
Chủ trì cuộc họp khẩn tại Hà Nội chiều 5/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định tình hình thiên tai ở miền Trung đang rất nóng bỏng. Mưa lớn trong những ngày qua đã làm tất cả hồ thủy diện lẫn hồ thủy lợi đều trong tình trạng đầy nước. Nhiều lưu vực sông đã trên mức BĐ 3, thậm chí tiếp cận mức lũ lịch sử năm 1997. Nước lũ đã làm nhiều khu vực ở hạ du Trung Trung bộ và Nam Trung bộ bị ngập lụt trên diện rộng.
Mưa lũ đang đe dọa tới an toàn hồ đập trên toàn tuyến từ Huế đến tận Đông Nam bộ, kể cả hồ Dầu Tiếng ở Bình Dương. Nhiều nơi đang phải xả lũ. Nếu mưa tiếp tục và tiếp diễn phải xả lũ thì sẽ tiếp tục ngập lụt diện rộng. Nếu không xây dựng phương án di dời dân đến nơi an toàn thì rất đáng lo ngại.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu tổ chức giám sát, quản lý chặt chẽ các hồ chứa, thực hiện đúng quy trình vận hành liên hồ chứa. Các Ban chỉ huy ở các địa phương phải thực hiện quyết liệt hơn tinh thần phòng chống úng ngập, lũ lụt.
Đặc biệt phải xây dựng các "kịch bản" ứng phó khi xả lũ từ các hồ chứa đã bị đầy nước, kể cả tình huống xấu nhất, chủ động sơ tán dân ở vùng hạ du xảy ra xả lũ, không để tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Huy động tổng lực tham gia ứng phó với các sự cố do xả lũ và ngập lụt.
Phải sử dụng số liệu đã kiểm chứng
Sáng nay (5/11), Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã tổ chức họp giao ban về cơn bão số 12.
Tại cuộc họp sáng 5/11, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài nhấn mạnh: “Các số liệu về thiệt hại, sự cố ở những vùng bị ảnh hưởng cần phải đưa chính xác để có những phương án khắc phục. Trên mạng hiện nay có nhiều con số sai với thực tế, phần nào đó gây hoang mang dư luận, cũng như làm chệch hướng ứng phó, cứu nạn. Chỉ có những số liệu từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai là số liệu đã được xác minh cụ thể, chính xác và báo chí cần dùng những con số này để đưa tin”.
Ông Hoài yêu cầu khẩn trương thống kê thiệt hại, đôn đốc các địa phương nhanh chóng khôi phục đời sống, sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, cần đánh giá chi tiết về cơn bão số 12, có bài học rút kinh nghiệm về thiệt hại do chủ quan lẫn khách quan.
Trong bão số 12, Trung ương đã huy động toàn bộ các nhà mạng, kể cả dịch vụ nhắn tin miễn phí vào cuộc, liên tục ra công điện, họp trực tuyến chỉ đạo… nhưng ông Hoài đặt câu hỏi việc ứng phó của các địa phương ra sao. Ông Hoài đề nghị các đơn vị đưa ra những báo cáo, đánh giá chi tiết để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường duyệt, rồi trình Thủ tướng.
Về ứng phó với lũ, ông Hoài đề nghị mời các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý để cùng tính toán vận hành xả lũ liên hồ chứa, cắt lũ, bảo đảm an toàn cho hạ du, nhất là đúng thời điểm tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC.
Công tác chỉ đạo ứng phó ở Trung ương: - Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1680/CĐ-TTg ngày 04/11 gửi Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Kon Tum và Lâm Đồng, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân để khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 12 và ứng phó với mưa lũ sau bão. - Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng Bộ trưởng - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã đi kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 12 tại tỉnh Phú Yên, Bình Định chỉ đạo triển khai phương án ứng phó với bão số 12 và mưa, lũ sau bão; lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn, xử lý sự cố tàu vận tải khu vực Bình Định. - Bộ Quốc phòng đã giao lực lượng hải quân, cảnh sát biển đến khu vực vùng biển Bình Định để tham gia khắc phục sự cố. - Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp ứng phó với bão; - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương tăng cường các bản tin dự báo, nhận định sớm về tình hình mưa, lũ lớn để phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó. - Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thời lượng đưa tin, phát sóng về tình hình bão, mưa lũ, công tác chỉ đạo, chỉ huy của các cấp để chính quyền và nhân dân chủ động ứng phó. - Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TWPCTT tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo và đôn đốc các địa phương; tổ chức tính toán nước biển dâng, cung cấp cho các tỉnh, theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa để chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành khi có tình huống. Công tác chỉ đạo ứng phó ở địa phương: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên đã triển khai thực hiện nội dung các Công điện số 1659/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT; tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn tàu thuyền, các hoạt động ven biển, di dân, an toàn hồ chứa, các công trình đê điều. |
Theo T. Minh /Báo điện tử Chính phủ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31