Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ

(LĐTĐ) 2 tuần sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, các mặt hàng thực phẩm vẫn được cả người mua, người bán quan tâm, đặc biệt là rau xanh. Tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội, giá rau xanh chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt” do nguồn cung vẫn còn khan hiếm.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng ảnh hưởng của bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá

Qua ghi nhận, giá rau xanh tại một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội tăng cao so với trước đây, điều này khiến người dân không khỏi băn khoăn khi muốn mua các loại rau xanh để thêm vào bữa ăn gia đình.

Chị Vân, một người dân sinh sống tại phường Ngọc Hà (quận Ba Đình) cho hay: “Dù đoán chắc thế nào rau xanh cũng tăng giá, nhưng đến khi đi chợ tôi vẫn bị sốc vì không nghĩ giá rau xanh lại tăng cao đến thế. Có loại tăng gấp 3-4 lần bình thường. Ăn rau bây giờ còn đắt hơn ăn thịt”.

“Tôi chỉ dám mua 2 quả cà chua về chưng thịt. Bình thường chỉ khoảng 25.000 đồng/kg mà hôm nay người bán bảo 40.000 đồng. Tính ra, 2.000 - 3.000 đồng/quả cà chua. 5.000 đồng tiền hành mà được có 3 cọng, đã thế không mua nhanh thì cũng hết”, chị Vân nói thêm.

Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ
Các loại rau xanh thời điểm này không được dồi dào như trước đây.

Tương tự, bà Lan, một người dân sinh sống tại phường Đội Cấn cũng than thở: “Sáng hôm qua, như mọi ngày, tôi xách làn đi chợ với ý định mua ít rau xanh về cho gia đình. Ghé vào hàng rau vẫn thường mua, cô bán hàng nói rau ngót 18.000 đồng/mớ, rau muống thì 20.000 đồng/mớ, cải bắp 30.000 đồng/1kg. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, đồng lương hưu ít ỏi của tôi có khi chỉ đủ để mua rau thôi”.

Bà Thanh, tiểu thương bán rau xanh ở chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) cho biết, ngoài các loại rau phổ thông như rau muống, bắp cải thì hành lá hiện đang là mặt hàng tăng giá cao nhất, 10.000 đồng/lạng, tức 100.000 đồng/kg.

Theo bà Thanh, loại rau nào cũng tăng, mỗi ngày tăng một ít. Từ hôm trận lụt qua đi, hôm nào giá rau xanh cũng tăng, chưa có ngày nào giảm.

Về nguyên nhân vì sao giá rau xanh tăng, bà Thanh lý giải: “Khi nhập hàng về giá đã cao rồi, nước mưa, nước ngập lại làm lá rau thối, dập. Tùy vào số rau thối, dập nhiều hay ít mà mỗi hàng lại điều chỉnh một mức giá khác nhau để khỏi bị lỗ, chứ cũng chẳng ăn thêm của bà con đồng nào”, bà Thanh vừa nói, vừa chỉ vào đống rau dập, nát bên cạnh sạp hàng của mình.

Bà Thanh cũng cho biết, rau cải mơ là loại rau tăng giá đến chóng mặt. Giá của loại cải này hiện là 50.000 đồng/kg, trong khi trước đó giá chỉ khoảng 25.000 - 30.000 đồng/kg. “Mà giờ còn không có hàng mà bán. Mỗi ngày chỉ nhập được vài mớ, nửa buổi sáng là hết”, bà Thanh nói.

Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ
Có loại rau giá tăng gấp 3-4 lần bình thường.

Hiện tại, để mua một mớ (bó) rau xanh bất kỳ, người tiêu dùng phải bỏ ra ít nhất 15.000 đồng. Đây là mức giá tối thiểu cho các loại rau xanh mới được thiết lập tại nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội.

Ông Thuận, tiểu thương tại chợ Thái Hà (quận Đống Đa) cũng cho biết, ở chợ này, rau khoai lang từ 6.000 - 7.000 đồng cũng đã tăng lên 12.000 - 13.000 đồng/mớ. Mùng tơi từ 10.000 đồng/mớ tăng lên 16.000 đồng/mớ. Chỉ có một số loại thực phẩm khác, có thể lưu trữ được dài ngày như bí xanh, bí đỏ, khoai tây, khoai sọ vẫn giữ mức giá ổn định như trước khi bão về.

Ghi nhận tại chợ tạm ở cuối ngõ 36 Xuân La (quận Tây Hồ), giá rau muống vẫn ở ngưỡng 17.000 đồng/mớ, rau ngót 16.000 đồng/mớ. Trong khi trước bão, các loại rau này chỉ dao động trong khoảng 10.000 đồng/mớ.

Chị Huyền, một tiểu thương tại đây cho biết: “Bình thường, sáng ra, 3 kệ rau phải đầy ắp, đủ các mặt hàng từ cải canh, rau rút, rau dền... nhưng giờ kệ rau bày ra cũng chỉ giống với khối lượng chiều muộn. Nhập vào đã đắt nên không có rau mà bán, may ra phải tầm tháng nữa, giá cả, nguồn cung mới quay trở lại như lúc đầu”.

Một số tiểu thương trồng rau xanh tại các khu vực như Đông Anh, Mê Linh, Đan Phượng thường tập trung bán tại chợ cũng chia sẻ: “Cái gì cũng đắt, dù là “của nhà trồng được”. Phần lớn diện tích gieo trồng của chúng tôi bị ngập lụt nên không thu hoạch được. Giờ tập trung gieo trồng cũng không kịp có các loại rau như trước đây được”.

Sau bão Yagi, rau xanh khan hiếm, giá cả đắt đỏ
Hành lá hiện đang là mặt hàng tăng giá cao nhất, 10.000 đồng/lạng, tức 100.000 đồng/kg.

Theo khảo sát, giá các mặt hàng rau xanh tại khu chợ tạm cuối ngõ 36 Xuân La thấp hơn so với các chợ ở trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi cơn bão Yagi kéo theo ngập lụt qua đi, giá cả rau xanh ở khu chợ này cũng “nhảy múa tưng bừng”, mỗi hôm một giá, mỗi hàng một giá khác nhau. Đơn cử, một mớ rau muống ở khu chợ này có hàng thì bán 15.000 đồng/mớ, có hàng thì bán 17.000 đồng/mớ, cao nhất thì 20.000 đồng/mớ. Dù kích thước to, nhỏ chênh nhau, nhưng sau khi nhặt, mớ rau muống đó một gia đình cũng chỉ có thể ăn trong một bữa.

Rau xanh tăng giá liên tục khiến nhiều tiểu thương tại các chợ dân sinh lo lắng. Họ cho biết, họ không được hưởng lợi từ việc rau xanh tăng giá, mà chỉ đang duy trì buôn bán để không bị lỗ.

Mặc dù không phải chợ nào cũng chịu cảnh ngập lụt sau bão, nhưng ảnh hưởng về việc rau xanh tăng giá, hàng hóa khan hiếm thì hầu hết các chợ ở Hà Nội đều chịu tác động.

Bà Vui, tiểu thương tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Ngay sau khi cơn bão đi qua thì rau xanh chưa tăng giá, vì hàng tồn vẫn còn nhiều. Nhưng sau đó vài ngày thì mỗi hôm chúng tôi phải nhập rau một giá, giá hôm sau cao hơn hôm trước, không biết còn tăng đến khi nào nữa”.

Bà Vui kể, rẻ nhất là bắp cải, loại rau này sẵn hàng, tươi rói. Giá trung bình chỉ khoảng 16.000 - 18.000 đồng/kg. Thế mà bây giờ cũng tăng lên gần 30.000 đồng/kg. “Hơn nữa, những ngày này rau thối nhanh lắm. Buổi sáng nhập hàng về đã nhặt bỏ đi những lá rau dập, đến chiều lại nhặt bỏ đi lần nữa. Có khi một ngày phải nhặt bỏ ba lần. Số lượng hao hụt, nếu chúng tôi không tăng giá bán thì chỉ có lỗ”, bà Vui nói.

Tại hệ thống Winmart+, giá các loại rau xanh như bắp cải, cải ngọt, rau muống vẫn dao động ở mức 20.000 - 21.000 đồng/mớ. Khách hàng cũng không có nhiều sự lựa chọn rau xanh vì chủ yếu là những loại rau cơ bản với số lượng ít hơn nhiều so với đợt trước mưa bão.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối ngày 26/9, tại Công viên Hòa Bình (quận Bắc Từ Liêm), Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương đã được khai mạc, đông đảo người dân, du khách đã đến tham quan, mua sắm.
Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Infographic: Biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

(LĐTĐ) Ngày 2/10 tới đây, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 100 “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô” và tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình người có công

(LĐTĐ) Chiều 26/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cựu quân nhân; cựu chiến binh; gia đình chính sách tiêu biểu nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

LĐLĐ tỉnh Gia Lai: Tham gia phản biện để thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 25/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo “Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/9, quận Bắc Từ Liêm tổ chức gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp (DN), doanh nhân, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).

Tin khác

Phát triển kinh tế số từ thanh toán không dùng tiền mặt

Phát triển kinh tế số từ thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống và trở thành thói quen tiêu dùng mới của người dân Thủ đô. Việc này không chỉ đảm bảo được quyền lợi tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp mà còn từng bước xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít từ 15h ngày 26/9

Giá xăng tăng gần 800 đồng/lít từ 15h ngày 26/9

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá chiều 26/9, giá các mặt hàng bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh tăng ở mức từ 322 đồng/lít đến 756 đồng/lít, tùy từng mặt hàng. Trong đó, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng mạnh nhất với mức tăng 756 đồng/lít, qua đó, đưa giá xăng vượt lên mốc 20.518 đồng/lít.
Giải pháp để kinh tế Hà Nội phát triển bền vững

Giải pháp để kinh tế Hà Nội phát triển bền vững

(LĐTĐ) Những ngày này, Hà Nội đang hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhìn lại quá trình phát triển kinh tế của Thủ đô có thể thấy nhiều khó khăn, thách thức đã vượt qua, từ đó đạt được những bước tiến vững chắc. Tuy nhiên, để kinh tế Hà Nội phát triển bền vững, tiếp tục duy trì ở vị trí cực tăng trưởng phía Bắc của cả nước thì cần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn.
Không để đứt gãy nguồn cung xăng, dầu

Không để đứt gãy nguồn cung xăng, dầu

(LĐTĐ) Thời gian tới, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, tiềm ẩn đứt gãy chuỗi cung ứng, gây biến động giá cả và nguồn cung hàng hóa, dịch vụ nhất là xăng, dầu, nguyên vật liệu, cước vận tải, vàng... Trong nước, mặc dù nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Tỷ giá USD hôm nay (26/9): Đồng USD thế giới tăng sát mốc 101 điểm

Tỷ giá USD hôm nay (26/9): Đồng USD thế giới tăng sát mốc 101 điểm

(LĐTĐ) Sáng nay 26/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.134 VND - giảm 8 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD (DXY) hiện ở mức 100,92 điểm.
Giá vàng hôm nay (26/9): Vàng nhẫn vẫn tiếp đà tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (26/9): Vàng nhẫn vẫn tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay, vàng SJC giữ nguyên mức 81,5 - 83,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), ổn định ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với phiên giao dịch liền trước. Trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh với vàng một số thương hiệu tiến sát 83 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng phi mã, xô đổ mọi kỷ lục lịch sử

Giá vàng thế giới tăng phi mã, xô đổ mọi kỷ lục lịch sử

(LĐTĐ) Sáng 25/9, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.657 USD/ounce, tăng 31 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Tỷ giá USD hôm nay (25/9): Đồng USD thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay (25/9): Đồng USD thị trường tự do tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 25/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.146 VND - tăng 20 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD (DXY) hiện ở mức 100,35 điểm - giảm 0,5%.
Giá vàng hôm nay (25/9): Vàng miếng duy trì đà tăng, vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (25/9): Vàng miếng duy trì đà tăng, vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Sau nhiều ngày đứng im, hôm qua (24/9) giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh lên 83,5 triệu đồng/lượng, mức giá đó được duy trì đến sáng nay (25/9). Trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục lập đỉnh mới, đắt nhất lịch sử.
Thị trường chứng khoán: Thách thức trong thời kỳ chuyển đổi số

Thị trường chứng khoán: Thách thức trong thời kỳ chuyển đổi số

(LĐTĐ) Chuyển đổi số là yếu tố then chốt trong việc phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên, quá trình này đặt ra không ít thách thức, đặc biệt là trong việc đảm bảo an ninh mạng và tính ổn định của thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động