51% doanh nghiệp trong APEC có kế hoạch tăng cường đầu tư
APEC tiếp tục đạt nhiều bước tiến về liên kết kinh tế, kết nối khu vực | |
20 năm tham gia APEC: Từ tầm nhìn chiến lược đến những dấu ấn Việt Nam | |
Vai trò của các nền kinh tế APEC đối với Việt Nam |
Triển vọng kinh doanh, thương mại và đầu tư
Theo cuộc khảo sát mới nhất do PwC thực hiện với 1.189 lãnh đạo doanh nghiệp tại 21 nền kinh tế thuộc Diễn dàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), 35% người trả lời rất tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng doanh thu, giảm nhẹ so với tỷ lệ 37% năm ngoái.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Mỹ và Thái Lan thuộc nhóm lạc quan nhất, với 57% người trả lời ở Mỹ và 56% ở Thái Lan cho biết họ “rất tự tin” về khả năng tăng trưởng doanh thu, trong khi những người trả lời ở Trung Quốc và Mexico - hai đối tác thương mại lớn nhất ở Mỹ - cho thấy mức độ lạc quan ở dưới mức trung bình là 25% và 21%.
Trong khi đó, 33% số người được khảo sát ở Việt Nam cho biết họ "rất tự tin" về triển vọng tăng trưởng ngắn hạn của công ty họ, và 48% khác trả lời là "khá tự tin". Thương mại quốc tế có khả năng tiếp tục là nguồn tăng trưởng cho các doanh nghiệp Việt Nam: 40% kỳ vọng tăng cơ hội doanh thu nhờ vào các hiệp định thương mại song phương mới và 34% dự báo cơ hội phát sinh từ các hiệp định đa phương mới.
Ngoài việc nhìn nhận tích cực về khả năng tăng trưởng doanh thu, 51% lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực APEC đang có kế hoạch nâng mức đầu tư, cao hơn tỷ lệ 43% cách đây hai năm. Những điểm đến dự kiến thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong khu vực APEC sẽ là Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Australia và Thái Lan, trong đó Việt Nam giữ vị trí hàng đầu năm thứ hai liên tiếp.
Thị trường việc làm cũng có triển vọng tích cực, với 56% lãnh đạo doanh nghiệp tại APEC (tỷ lệ ở Việt Nam cũng là 56%) cho biết họ đang tạo thêm việc làm và chỉ 9% (Việt Nam: 14%) chủ động cắt giảm nhân sự dưới tác động trực tiếp của công nghệ lên lực lượng lao động.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam đánh giá, các hiệp định thương mại lớn như CPTPP, FTA giữa EU và Việt Nam, FTA giữa ASEAN và Hong Kong... sẽ giúp Việt Nam mở rộng tiềm năng thu hút thêm vốn đầu tư và kiến tạo thêm các cơ hội kinh doanh xuyên biên giới trong thời gian sắp tới.
Tuy nhiên, bà Vân cũng lưu ý, để tối đa hóa được các lợi ích từ những hiệp định thương mại này, Việt Nam sẽ cần tiếp tục cải cách thể chế, tăng cường đầu tư trong nước, cũng như cải thiện các tiêu chuẩn sản xuất và lao động.
Việt Nam được PwC đánh giá là sẽ tiếp tục đứng đầu trong thu hút thêm vốn đầu tư xuyên biên giới nhiều nhất trong 12 tháng tới (mức gia tăng ròng) (Nguồn: PwC) |
Tiến bước nhờ chuyển đổi kỹ thuật số
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại APEC cũng rất ý thức về yêu cầu đầu tư nhiều hơn vào việc chuyển đổi kỹ thuật số. Với việc nền kinh tế internet dự kiến đạt tổng trị giá hơn 200 tỷ USD chỉ riêng trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2025, hai ưu tiên đầu tư hàng đầu của các lãnh đạo doanh nghiệp là cải thiện khả năng tương tác với khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số và nâng cao kỹ năng số cho lực lượng lao động của họ.
Các CEO tham gia khảo sát cho biết ‘cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số’ là ưu tiên cao nhất. Vai trò của doanh nghiệp là cần xác định và trình bày các yêu cầu của họ về cơ sở hạ tầng, trong khi vai trò của Chính phủ là thấu hiểu các yêu cầu đó và triển khai các chính sách, quy định phù hợp để thúc đẩy sự phát triển bền vững của cơ sở hạ tầng số.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng biết rằng họ cần phải làm nhiều hơn khi nói đến kỹ thuật số. Chỉ 15% lãnh đạo doanh nghiệp nhận thấy hiệu quả ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của họ vượt trội so với các đối thủ khác, trong khi 33% không sử dụng công nghệ AI. Những công ty tự đánh giá mình có tính cạnh tranh cao khi ứng dụng AI cũng nhận thức được rõ những việc cần làm để tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu của mình, đó là: gia tăng đầu tư, nâng cao năng lực về AI và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp địa phương.
Mặc dù công nghệ có thể cung cấp một phần giải pháp cho vấn đề tăng trưởng bền vững, công nghệ cũng đang đưa ra những thách thức trong môi trường thương mại mới khi mà có đến 20% lãnh đạo doanh nghiệp (cao hơn tỷ lệ 17% năm 2017) cho rằng di chuyển dữ liệu xuyên biên giới là lĩnh vực đã gây ra thêm nhiều rào cản nhất cho họ trong năm qua.
Theo Thanh Huyền/ baodautu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024
Doanh nghiệp 20/12/2024 14:19
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Doanh nghiệp 15/12/2024 10:56
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024
Infographic 15/12/2024 10:53
Thêm doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về lĩnh vực chứng khoán
Doanh nghiệp 14/12/2024 10:31
Hộp quà Tết SONA - Thương hiệu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp 12/12/2024 16:04
Nghệ An chú trọng nâng tầm sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Doanh nghiệp cơ khí cần “sếu đầu đàn” để lớn mạnh
Doanh nghiệp 12/12/2024 14:00
Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc với ưu đãi hấp dẫn
Doanh nghiệp 10/12/2024 09:58
Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại
Doanh nghiệp 07/12/2024 06:59
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Doanh nghiệp 23/11/2024 15:19