Xem xét tháo gỡ về tài chính và cơ chế đặt hàng cho cơ quan báo chí
Theo đó, thực hiện kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Hội Nhà Báo Việt Nam ngày 13/6/2023, tại Thông báo số 275/VPCP-KTTH ngày 22/7/2023 của Văn phòng Chính phủ; trong đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ quan báo chí; Bộ TT&TT đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan báo chí.
Trên cơ sở ý kiến phản ánh, kiến nghị của các cơ quan báo chí và thực tiễn quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 60/2021/NĐ-CP), cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sản xuất, cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước, quy định chi tiết thi hành Luật giá và chính sách về thuế đối với các cơ quan báo chí.
Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh quy định về cơ chế tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí (ảnh minh họa) |
Cụ thể, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính xem xét 5 nhóm vấn đề, gồm: Nhóm vấn đề thứ nhất, Bộ TT&TT đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước. Theo Bộ TT&TT, Nghị định 60/NĐ-CP của Chính phủ có các quy định chưa thống nhất hoặc chưa cụ thể về thực hiện lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, điểm a khoản 2, điều 5 quy định đến hết năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá).
Tuy nhiên, điểm b khoản 2, điều 9 của Nghị định đã quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 2 (tự chủ kinh phí chi thường xuyên) cung cấp dịch vụ công thông qua đấu giá với giá chưa tính đủ chi phí khấu hao. Theo Bộ TT&TT thông quy định này khó áp dụng trong thực tế khi lập dự toán về kế hoạch lựa chọn nhà thầu...
Bên cạnh đó, khoản 3, điều 9 quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 3 (tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên) được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo chưa tính đủ chi phí, nhưng chưa quy định khoản chi phí nào chưa được tính vào giá để có căn cứ thực hiện, nhất là chưa khả thi khi thực hiện theo phương thức đấu thầu.
Vì vậy, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có quy định thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ công. Trong đó, đề nghị cho tính chi phí khấu hao tài sản cố định khi đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ lĩnh vực báo chí, truyền thông để hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản chủ động về nguồn tái đầu tư tài sản, phương tiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngoài ra, đề nghị làm rõ đơn vị Nhóm 4 (có nguồn thu sự nghiệp dưới 10%) có được đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ công không để thống nhất thực hiện.
Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng đề nghị bổ sung quy định phân loại rõ nguồn tài chính đơn bị được tự chủ và điều chỉnh quy định về quản lý nguồn tài chính tực hiện cải cách tiền lương. Bộ cũng đề nghị bổ sung vào Nghị định 60/2021/NĐ-CP (Nghị định 60) hoặc văn bản hướng dẫn về nguyên tắc phân bổ, hạch toán chi phí cho các đơn vị sự nghiệp, cơ quan báo chí có nhiều hoạt động sử dụng ngân sách Nhà nước, nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ để thống nhất áp dụng; bổ sung hướng dẫn chi tiết việc xây dựng Đề án và tổ chức thực hiện trong hoạt động liên doanh, liên kết để các đơn vị sự nghiệp thực hiện (trong đó có cơ quan báo chí).
Về nhóm ý kiến thứ 2, về cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Theo quy định hiện hành tại Nghị định 60 và Nghị định 32, giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Trong đó, chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp do các bộ, cơ quan Trung ương, UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền.
Để làm tốt công tác truyền thông chính sách... cần phải có cơ chế đặt hàng đủ để cơ quan báo chí hoạt động (Ảnh người dân đọc báo tại triễn lãm báo Xuân). |
Trên thực tế, các đơn vị sự nghiệp công lập có mức độ tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên (Nhóm 1), đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên (Nhóm 2) nếu tính chi phí tiền lương trong giá dịch vụ theo quy định trên không phù hợp với thực tế của đơn vị.
Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 60 cho phép việc xác định chi phí tiền lương trong giá đặt hàng đối với các đơn vị Nhóm 1 và Nhóm 2. Cụ thể, đối với các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng đơn giá tiền lương theo thực tế 3 năm liền kề của đơn vị khi lập phương án giá dịch vụ. Các đơn vị chưa được ban hành định mức thì đơn giá dịch vụ được tính theo chi phí tiền lương bình quân theo thực tế 3 năm liền kề.
Theo Bộ TT&TT, việc sửa đổi trên đảm bảo sự thống nhất về tính chi phí tiền lương trong đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công giữa đơn vị đã có định mức kinh tế - kỹ thuật với đơn vị chưa có định mức theo quy định tại khoản 2 điều 5 của Nghị định 60, phù hợp với việc thực hiện cơ chế tiền lương như doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập Nhóm 1, Nhóm 2.
Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng đề nghị Bộ Tài chính bổ sung quy định trách nhiệm nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước do cơ quan chủ quản đặt hàng; đề nghị xem xét hướng dẫn về điều kiện đặt hàng; sửa đổi, bổ sung trình tự thủ tục đặt hàng dịch vụ công và về phương thức quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành.
Đối với nhóm ý kiến thứ Ba liên quan đến pháp luật về giá. Bộ Bộ TT&TT cho rằng lĩnh vực báo chí cần đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả trong hoạt động thông tin, tuyên truyền. Việc thẩm định phương án giá gắn liền với trách nhiệm quản lý thông tin, số liệu tài chính, kế toán của cơ quan chủ quản đối với đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Trong điều kiện hiện nay, nguồn lực của các Bộ quản lý lĩnh vực không thể đáp ứng yêu cầu thẩm định phương án giá của các đơn vị sử dụng ngân sách Trung ương, nhất là lĩnh vực có nhiều đơn vị sự nghiệp do Trung ương quản lý như thông tin và truyền thông.
Vì vậy, Bộ đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chi tiết thi hành luật giá, trong đó không quy định bộ quản lý ngành, lĩnh vực trách nhiệm thẩm định phương án giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Trung ương lĩnh vực thông tin và truyền thông. Thay vào đó, các cơ quan chủ quản được giao thẩm định, báo cáo Bộ Tài chính ban hành giá tối đa để phù hợp với thực tế quản lý tài chính, tài sản đơn vị sự nghiệp công lập.
"Cần rút ngắn quy trình, giảm khâu trung gian trong đặt hàng, nhất là lĩnh vực báo chí, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả trong hoạt động thông tin, tuyên truyền", văn bản nêu.
Bộ TT&TT cũng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có cơ chế quản lý giá phù hợp để các cơ quan báo chí thuận lợi trong việc nhận đặt hàng thông tin, tuyên truyền từ các cơ quan, đơn vị khác không phải là cơ quan chủ quản.
Nhóm ý kiến thứ tư về chính sách thuế. Bộ Bộ TT&TT cho rằng hiện nay các cơ quan báo chí in đã được Nhà nước ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 10%. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ quan báo chí có hai loại hình báo chí trở lên (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử). Trong khi đó, hoạt động báo chí đều phục vụ nhiệm vụ chính trị, cung cấp thông tin thiết yếu.
Vì vậy, Bộ Bộ TT&TT đề xuất Nhà nước thống nhất áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho tất cả các loại hình báo chí, tạo điều kiện hỗ trợ cho báo chí và thuận lợi cho công tác hạch toán, quản lý thuế.
Ngoài ra, Bộ TT&TT còn đề nghị Bộ Tài chính quan tâm bố trí kinh phí cho các cơ quan chủ quản báo chí để giao nhiệm vụ, đặt hàng cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, truyền thông chính sách, cung cấp thông tin thiết yếu.
Cuối cùng, nhóm ý kiến về bố trí kinh phí hoạt động, mua sắm phương tiện tác nghiệp và hướng dẫn chế độ chi cho cơ quan báo chí. Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính quan tâm bố trí kinh phí cho các cơ quan chủ quản báo chí để giao nhiệm vụ, đặt hàng cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, truyền thông chính sách, cung cấp thông tin thiết yếu; bố trí kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan báo chí theo quy định hiện hành.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31