Xây mới chung cư cũ, lại nỗi lo tiến độ

(LĐTĐ) Hơn 1 năm trở lại đây, công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội đã được khởi động lại với nhiều quyết sách phù hợp. Tuy nhiên, đến nay, tiến độ thực hiện vẫn chưa được như kỳ vọng, do đó rất cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các sở, ngành, quận huyện liên quan.
Xây mới chung cư cũ: “Nút thắt” đã được tháo gỡ Cải tạo, xây mới chung cư cũ: Kỳ vọng những đột phá mới

Tập trung triển khai...

Trong đợt này, quận Ba Đình có 4 khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp D, được ưu tiên triển khai. Theo báo cáo mới nhất của Uỷ ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình, tổng cộng 3 toà nhà là: Tập thể bộ Tư pháp; đơn nguyên 1 Nhà A tập thể Ngọc Khánh; đơn nguyên 3 Nhà C8 tập thể Giảng Võ đã có 105/106 trường hợp hộ gia đình bàn giao căn hộ cũ, nhận tiền hỗ trợ và nhận nhà tạm cư. Còn lại 1 hộ đã di dời ra khỏi nhà C8 tuy nhiên chưa đồng thuận nhận tiền hỗ trợ và nhà tạm cư.

Các dự án đã hoàn thành công tác di dời các hộ dân khỏi chung cư nguy hiểm. Còn lại, tòa G6A Thành Công gồm 2 đơn nguyên có 49 căn hộ (khoảng 162 nhân khẩu); diện tích sàn sử dụng khoảng 2618,0m2. Đến nay có 26/49 hộ dân đã di dời (trong đó có 25 hộ đã nhận nhà tạm cư, tiền tạm cư và 1 hộ đã di dời nhưng chưa nhận tiền); còn 23 hộ dân chưa di dời.

Xây mới chung cư cũ, lại nỗi lo tiến độ
Cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các sở, ngành, quận huyện liên quan trong công tác cải tạo chung cư cũ.

Đối với việc chậm hoàn thành di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D trên địa bàn quận có nguyên nhân, trong đó, một số chưa đồng thuận với kết quả kiểm định; chưa đồng ý đến nơi tạm cư do chất lượng nhà tạm cư kém và vị trí quá xa với nơi ở cũ nên ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, làm việc và học tập của hộ gia đình; yêu cầu được gặp chủ đầu tư của dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư để kiến nghị về thời gian thực hiện và chính sách, phương án tái định cư.

Tuy vậy, theo khảo sát của phóng viên, đa số những người đã di dời chủ yếu là những người ở tầng cao và là người làm công ăn lương, còn những người bám trụ ở lại đều là những người ở tầng trệt, có mặt bằng kinh doanh buôn bán đồng thời cũng là nguồn thu nhập chính nên họ vẫn chưa muốn di dời.

Lý do tiếp theo phải kể đến những tiện ích mà khu vực này đem lại cho người dân. Khu vực xung quanh tòa nhà là chợ, trường học, bệnh viện, quán ăn…

Để hoàn thành đúng kế hoạch đề ra, theo Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến, dự kiến trong tháng 02/2023, UBND quận tiếp tục vận động các hộ dân trên nhận tiền tạm cư (lần 3) và bàn giao căn hộ; đồng thời hoàn thiện hồ sơ, ban hành Quyết định cưỡng chế di dời đối với các hộ dân cố tình chống đối.

Được biết, hiện quận Ba Đình đã tổ chức đo đạc, lập xong bản đồ hiện trạng 1/500 khu tập thể Thành Công (sử dụng kinh phí của Quận); gửi Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc đề nghị cung cấp chỉ giới đường đỏ và số liệu hạ tầng kỹ thuật đối với khu tập thể Thành Công; đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ dự toán chi phí phục vụ công tác lập Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại tập thể Thành Công để trình Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định phê duyệt.

Đối với quận Đống Đa, trên địa bàn hiện có 507 nhà chung cư cũ, tập thể cũ. Quận đã hoàn thành di dời toàn bộ hộ dân ra khỏi chung cư cũ nguy hiểm cấp D tại 51 Huỳnh Thúc Kháng. Với 3 khu chung cư cũ đề xuất cải tạo trong giai đoạn 1: Khu tập thể Kim Liên (42 nhà chung cư), trong đó có 17 nhà đã hoàn thành kiểm định. Khu tập thể Trung Tự (29 nhà chung cư), có 19 nhà đã hoàn thành kiểm định. Khu tập thể Khương Thượng (23 nhà chung cư), có 1 nhà được kiểm định.

Căn cứ đặc thù địa bàn, lãnh đạo quận Đống Đa cũng đề xuất khu chung cư cũ có điều kiện triển khai ngay là Khu tập thể Khương Thượng do nằm trong khu vực thuận lợi giao thông và nằm trọn trong 1 ô quy hoạch; chỉ có khoảng 16 hộ dân xen kẹt giữa các nhà chung cư cũ. Quận cũng đề xuất thực hiện Dự án theo hình thức cuốn chiếu cải tạo 4 nhà B trước (B1, B2, B3, B4) để xây dựng 1 nhà chung cư mới, sau đó tái định cư tại chỗ và các nhà khu A, sau đó tiếp tục thực hiện phần còn lại.

… Nhưng vẫn chưa đáp ứng tiến độ đề ra

Nhìn lại 1 năm qua, mặc dù công tác cải tạo chung cư cũ đã có nhiều bước tiến đáng kể so với các năm trước đó, nhưng nhìn chung công tác triển khai cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ đã được UBND thành phố Hà Nội đề ra.

Cụ thể, theo Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 31/12/2021 về tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ trên địa bàn thành phố: Đợt 1 hoàn thành trước quý II/2022 việc kiểm định đối với 126 chung cư (Sở Xây dựng thực hiện), 204 chung cư thuộc 3 khu chung cư có nhà nguy hiểm cấp độ D (do UBND các quận, huyện thực hiện). Đợt 2, UBND các quận, huyện có trách nhiệm hoàn thành trước quý IV/2022 việc kiểm định đối với 503 nhà chung cư thuộc 15 khu chung cư cũ, nhóm chung cư cũ đã có ý tưởng quy hoạch và các chung cư độc lập; 184 nhà chung cư của 22 khu chung cư cũ, nhóm chung cư cũ đã có kết quả kiểm định một phần và các chung cư độc lập.

Theo Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 31/12/2021 về cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố - Đợt 1: Trong quý IV/2022, hoàn thành việc kiểm định, lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trình duyệt quy hoạch đối với 4 khu chung cư cũ; đến quý III/2022, hoàn thành việc phá dỡ đối với 2 nhà chung cư (số 51 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa và số 148-150 Sơn Tây, quận Ba Đình)...

Tuy nhiên, các kế hoạch này đều đang “trượt” tiến độ, trong đó nguyên nhân chính được lãnh đạo thành phố chỉ ra đó là do ý thức quán triệt và thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thành phố; sự thiếu đồng bộ và nặng về thủ tục hành chính trong công tác phối hợp giữa các cấp, ngành...

Do đó, nhằm đảm bảo các kế hoạch Thành phố đã đề ra, trong năm 2023 các đơn vị sở ngành, quận, huyện liên quan cần vào cuộc với quyết tâm lớn, quyết liệt hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc được giao. Có như vậy mới tạo chuyển biến với kết quả thực chất, đáp ứng mong mỏi của người dân trong việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.

Tuấn Dũng

Nên xem

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.

Tin khác

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Xem thêm
Phiên bản di động