Xây dựng Tòa án nhân dân Tối cao trở thành “Thành trì bảo vệ công lý”

(LĐTĐ) Sáng 21/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị triển khai công tác tòa án năm 2021 của Tòa án nhân dân Tối cao.
Tòa án nhân dân tối cao thông tin chính thức về 3 cơ sở nhà đất Tòa án nhân dân Tối cao yêu cầu 12 tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao tiếp tục tạm dừng xét xử

Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và các cán bộ, công chức ngành tòa án tại gần 800 điểm cầu trực tuyến.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng tham dự sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh giá kết quả công tác của tòa án năm 2020, triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm 2021, mà còn nhìn lại, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của hệ thống tòa án trong cả nhiệm kỳ 2016-2020, xây dựng, triển khai kế hoạch nhiệm kỳ 2021-2026.

Xây dựng Tòa án nhân dân Tối cao trở thành “Thành trì bảo vệ công lý”
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị

Thông tin một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội thời gian qua, Thủ tướng cho rằng, những thành tựu này có sự đóng góp quan trọng của tòa án.

Số lượng các vi phạm, tội phạm, tranh chấp, khiếu kiện ngày càng tăng tỉ lệ thuận với quy mô dân số và nền kinh tế, đặc biệt, số lượng các vụ việc phải thụ lý, giải quyết tăng mạnh (mỗi năm tăng trung bình khoảng 10%) song tòa án các cấp đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung mọi nguồn lực để cố gắng giải quyết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với kết quả là trong nhiệm kỳ 2016-2020, tỉ lệ giải quyết án đạt cao (trên 97%) vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (so với nhiệm kỳ trước, số vụ việc đã thụ lý tăng 35%, đã giải quyết tăng 33%).

Trong nhiệm kỳ, các tòa án đã giải quyết, xét xử trên 1.100 vụ với 2.600 bị cáo phạm các tội về tham nhũng, đạt tỉ lệ 98%, đã thu hồi hàng nghìn tỉ đồng, nhiều nhà cửa, đất đai và các tài sản khác.

Thủ tướng cho biết, trong nhiệm kỳ, Nhà nước đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 78 trụ sở tòa án mới khang trang, hiện đại, với tổng kinh phí đầu tư gần 5.400 tỷ đồng. Đến nay, cơ bản các toà án đã có trụ sở làm việc đáp ứng yêu cầu xét xử.

Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nổi lên là tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mặc dù đã có nhiều tiến bộ và năm sau đạt tỉ lệ cao hơn năm trước nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Thời gian giải quyết nhiều vụ án kinh doanh, thương mại, yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp còn kéo dài, chất lượng giải quyết chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Những hạn chế này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta, ảnh hưởng tới vị trí xếp hạng của Việt Nam về môi trường đầu tư kinh doanh và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Thủ tướng cho rằng, chúng ta phải tiếp tục cải cách, đổi mới để nền tư pháp Việt Nam phát triển hiện đại, bắt kịp với các nền tư pháp tiến bộ trên thế giới. Đây là thử thách lớn đối với hệ thống tòa án, phải xác định cải cách tư pháp chính là động lực phát triển để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tòa án.

Hoạt động của tòa án phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Qua đó, đem lại lẽ phải, sự công bằng cho xã hội, tạo được niềm tin của người dân vào công lý, vào nền tư pháp.

Trong đó, mỗi bản án phải là những án văn mẫu mực thể hiện tập trung, rõ nét nhất quyền tư pháp của tòa án. Mỗi bản án phải là những chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội có tác dụng giáo dục pháp luật, định hướng hành vi của người dân và của cả xã hội, qua đó khuất phục tội phạm, thuyết phục người dân và xã hội đồng thuận, tuân thủ. Để làm được điều này, hoạt động tòa án phải thượng tôn pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật, tăng cường tính công khai, minh bạch, vô tư, độc lập trong việc ra phán quyết.

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân, oan, sai mới được loại trừ, vi phạm mới được khắc phục và tòa án mới thực sự giữ vị trí là trung tâm của hệ thống tư pháp.

Trong công tác giải quyết các vụ án hình sự, phải bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Kiên quyết khắc phục cả hai xu hướng “hình sự hóa” các quan hệ, tranh chấp dân sự, kinh tế và xu hướng “dân sự hóa” các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hành vi phạm tội hình sự.

Trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự, cần có giải pháp hữu hiệu để đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử, nhất là các vụ án kinh doanh, thương mại, các yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, bảo đảm không để án quá hạn theo quy định của pháp luật. Phấn đấu cải thiện, nâng hạng chỉ số giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Việt Nam, cụ thể là xếp hạng dưới 100 toàn cầu theo chuẩn quốc tế.

Tòa án cần tập trung nâng cao chất lượng, tính khả thi, chính xác của các phán quyết. Khi phát hiện các bản án sai sót phải kiên quyết khắc phục, nhận khuyết điểm, sửa chữa. Qua công tác xét xử, tòa án cần làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong công tác quản lý, những kẽ hở của cơ chế, chính sách hay khiếm khuyết của pháp luật để chủ động tham mưu cho Ðảng, Quốc hội, kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

Cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên trong hệ thống tòa án phải quán triệt công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống tham nhũng tại tòa án theo đúng yêu cầu của Đảng là “phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.

Đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng thông qua việc chú trọng truy tìm, kịp thời áp dụng các biện pháp đồng bộ để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng cho Nhà nước ngay từ giai đoạn xét xử và thi hành án.

Bản án xét xử tội phạm tham nhũng phải góp phần kiềm chế, ngăn chặn tham nhũng, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, qua đó, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy tòa án theo hướng khoa học, hiện đại, tinh gọn, bảo đảm tính ổn định, phù hợp với thực tế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xứng đáng với vị trí là trung tâm của hoạt động tư pháp. Phấn đấu xây dựng Tòa án nhân dân Tối cao xứng đáng trở thành “Thành trì bảo vệ công lý” đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước và sự mong đợi của nhân dân.

Trong bối cảnh hệ thống pháp luật đặt ra yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi mỗi thẩm phán, mỗi cán bộ tòa án phải giữ vững cho mình bản lĩnh và phẩm chất của người cầm cân nảy mực, bảo vệ công lý. Phải chăm lo xây dựng được đội ngũ thẩm phán “thanh liêm, chính trực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật và mẫu mực về đạo đức”. Thẩm phán phải là “người chiến sĩ kiên trung trên mặt trận bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật”.

Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những yếu kém trong công tác xét xử để khắc phục; kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống để xây dựng tòa án trong sạch, vững mạnh.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiến tới xây dựng tòa án điện tử trong thời gian tới.

Thủ tướng cho rằng, việc xây dựng hệ thống tòa án trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao không chỉ là trách nhiệm của tòa án mà còn là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước. Thủ tướng bày tỏ mong muốn những "Chiến sĩ bảo vệ công lý" luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, gương mẫu, đi đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ”./.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc thị trường; tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; bảo đảm tính độc lập trong các khâu xác định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất.
Tối nay (9/6), trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ nhất

Tối nay (9/6), trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ nhất

(LĐTĐ) Vào 20h10 tối nay 9/6, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ nhất sẽ diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lần thứ XIV

Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lần thứ XIV

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã bám sát chỉ đạo của Đảng ủy, định hướng hoạt động của Liên đoàn Lao động Thành phố và mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của Đại hội XIII Công đoàn ngành đề ra; nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thử thách, chủ động, sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.
Người lao động mất nhiều quyền lợi khi rút BHXH một lần

Người lao động mất nhiều quyền lợi khi rút BHXH một lần

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, người lao động lựa chọn rút BHXH một lần để có được khoản chi tiêu, trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, khi lựa chọn cách này, các quyền lợi của người lao động cũng bị hạn chế rất nhiều so với hưởng lương hưu. Đồng nghĩa khi về già người lao động không có lương hưu và mất nhiều quyền lợi an sinh khác.
Ngày hội lớn của đoàn viên Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội

Ngày hội lớn của đoàn viên Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng nay (9/6), Đại hội Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 được long trọng tổ chức với sự tham dự của 154 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 7.000 đoàn viên Công đoàn ngành. Đại hội được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử laodongthudo.vn.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đại hội Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội lần thứ VI

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đại hội Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội lần thứ VI

(LĐTĐ) Sáng nay (9/6), tại Hội trường Thành ủy Hà Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028, với phương châm hành động: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”. Đại hội được truyền trực tuyến trên báo Lao động Thủ đô điện tử laodongthudo.vn.
Duyệt chương trình Đại hội Công đoàn huyện Gia Lâm lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Duyệt chương trình Đại hội Công đoàn huyện Gia Lâm lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028

(LĐTĐ) Chiều 8/6, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với LĐLĐ huyện Gia Lâm duyệt chương trình Đại hội Công đoàn huyện Gia Lâm lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Tin khác

Tối nay (9/6), trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ nhất

Tối nay (9/6), trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ nhất

(LĐTĐ) Vào 20h10 tối nay 9/6, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ nhất sẽ diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ; giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện dưới 6% vào năm 2025…
Bổ nhiệm bà Phạm Thu Hằng làm Người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm bà Phạm Thu Hằng làm Người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Quyền Vụ trưởng Phạm Thu Hằng có nhiều năm công tác tại Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao), đảm nhiệm nhiều cương vị, là người có kinh nghiệm làm việc với báo chí trong nước và quốc tế.
Tổ chức Hội thi “Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV”

Tổ chức Hội thi “Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV”

(LĐTĐ) Đối tượng tham gia Hội thi là hòa giải viên được công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở đã đạt giải cao tại Hội thi Hòa giải viên giỏi của địa phương hoặc hòa giải viên xuất sắc, tiêu biểu của địa phương được lựa chọn đại diện cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham dự Hội thi toàn quốc.
Tổng thu nhập của viên chức ngành Y tế cải thiện hơn ngành khác

Tổng thu nhập của viên chức ngành Y tế cải thiện hơn ngành khác

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công văn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) về chế độ chính sách với cán bộ y tế.
Chỉ có hồ thủy điện Hòa Bình còn nước và có thể duy trì phát điện đến khoảng 13/6

Chỉ có hồ thủy điện Hòa Bình còn nước và có thể duy trì phát điện đến khoảng 13/6

(LĐTĐ) Chiều 7/6, Bộ Công Thương tổ chức họp trao đổi thông tin về tình hình cung ứng điện, trong bối cảnh nhiều địa phương ở miền Bắc bị cắt điện, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nguồn điện. Trong đó, đại diện Bộ Công Thương cho biết, hiện hầu hết các hồ thủy điện lớn ở miền Bắc đã về mực nước chết, duy nhất chỉ có hồ thủy điện Hòa Bình còn nước và có thể duy trì phát điện đến khoảng 12 - 13/6.
TP.HCM: Chấn chỉnh trách nhiệm làm việc của cán bộ, cơ quan hành chính

TP.HCM: Chấn chỉnh trách nhiệm làm việc của cán bộ, cơ quan hành chính

(LĐTĐ) Nhằm chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 280/CĐ-TTg (ngày 20/4/2023), Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phan Văn Mãi yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tập trung rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay quy trình phân công và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc tại cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền.
Lãnh đạo Thành phố thăm hỏi phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội bị hành hung

Lãnh đạo Thành phố thăm hỏi phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội bị hành hung

(LĐTĐ) Sáng 7/6, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng thay mặt lãnh đạo Thành phố cùng đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Văn phòng UBND Thành phố đã đến thăm hỏi, động viên phóng viên T.T.C của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Khẩn trương xây dựng kịch bản ứng phó với khó khăn về cung ứng điện

Khẩn trương xây dựng kịch bản ứng phó với khó khăn về cung ứng điện

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới.
Sẽ có giải pháp cho tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc

Sẽ có giải pháp cho tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc

(LĐTĐ) Chiều 6/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 13 của Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh lần đầu trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động