Xác định thiệt hại thực tế trong một số vụ án tham nhũng rất khó khăn
Đẩy nhanh tiến độ đưa ra xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng Bảo đảm không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng |
Tòa án nhân dân tối cao vừa Báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ diễn ra ngày mai (20/3).
Theo đó, từ năm 2018 đến nay, các Tòa án đã giải quyết được 2.427.859 vụ án các loại trong tổng số 2.490.699 vụ án đã thụ lý. So với cùng kỳ của 5 năm trước (2013-2017), số lượng các vụ án Tòa án phải giải quyết tăng 507.849 vụ.
Mặc dù số lượng các loại vụ án phải thụ lý giải quyết tăng nhiều và có tính chất ngày càng phức tạp nhưng các Tòa án đã chủ động triển khai thực hiện tốt 14 giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử.
![]() |
Ảnh minh họa. Ảnh: LT |
Đặc biệt, năm 2022, số lượng các loại vụ việc thụ lý tăng so với năm trước nhưng các Tòa án đã giải quyết đạt tỷ lệ 88,9%, cao hơn năm trước 7,7%. Hầu hết các vụ việc được giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật.
Chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ các bản án quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan được hạn chế ở mức thấp (dưới 1,5%), đáp ứng được yêu cầu mà Nghị quyết Quốc hội đề ra.
Trong đó, về giải quyết, xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, trong 5 năm qua, các Tòa án đã thụ lý 12.723 vụ; đã giải quyết, xét xử được 12.244 vụ với 25.144 bị cáo. Riêng năm 2022, các Tòa án đã thụ lý 3.405 vụ với 7.653 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 2.926 vụ với 6.421 bị cáo.
Các vụ án kinh tế, tham nhũng mà Tòa án đã xét xử chủ yếu là phạm các tội về “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Sản xuất, buôn bán hàng cấm”, “Tham ô tài sản”, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”...
Quá trình giải quyết, các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước; đồng thời, chú trọng quyết định tịch thu tài sản do phạm tội mà có, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt hoặc thiệt hại.
Theo Tòa án nhân dân tối cao, việc giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng còn gặp khó khăn, vướng mắc như nhận thức giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về một số quy định của pháp luật còn chưa thống nhất; việc xác định thiệt hại thực tế trong một số trường hợp rất khó khăn, việc giám định thiệt hại thường bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu

Hoa Sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

Tưng bừng không khí Đại hội Công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đẩy nhanh tiến độ thi công, Vinhomes thu hút dòng chuyển cư về các đại đô thị biển

Miễn đăng kiểm, giãn chu kỳ kiểm định hiểu sao cho đúng?

Đại hội Công đoàn cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội lần thứ XVII
Tin khác

Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao
Thời sự 22/03/2023 21:39

TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu
Thời sự 22/03/2023 21:01

Phát huy hơn nữa tinh thần "5 tiên phong” của thanh niên
Tin mới 22/03/2023 18:11

Chuyển đổi số trong ngành tư pháp: Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm
Tin mới 22/03/2023 18:08

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên toàn quốc
Tin mới 22/03/2023 09:26

Công bố các kênh chính thức của doanh nghiệp viễn thông để chuẩn hoá thông tin thuê bao
Tin mới 21/03/2023 23:08

Luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội
Thời sự 21/03/2023 22:16

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại
Tin mới 21/03/2023 17:50

Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên nền tảng số
Tin mới 21/03/2023 16:36

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Phải đảm bảo tiêu chí “nhà ở thỏa đáng”
Tin mới 21/03/2023 11:08